8X người Dao sở hữu 3 kênh YouTube thu hút người xem
6 phút, 57 giây để đọc.

Xuất phát từ tình yêu với chính văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Cô gái người Dao tên Tằng Liên đã tự mày mò tìm hiểu về điện thoại di động, mạng xã hội. Sau đó cô mở kênh youtube với những video vô cùng chân thật, mộc mạc. Nó nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều người dân các tỉnh thành trong nước và cả những bạn bè quốc tế. Hiện tại cô đã sở hữu 3 kênh Youtube với hơn 6000 người đăng ký, mang về khoản thu nhập khá ổn định để cô có thể trang trải cuộc sống. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘8X người Dao sở hữu 3 kênh YouTube thu hút người xem’.

Sở hữu 3 kênh YouTube trên 6.000 người đăng ký

Từ một nông dân không nói sõi tiếng phổ thông, “mù” công nghệ thông tin. Người phụ nữ Dao đã lập 3 kênh YouTube. Thu hút nhiều người trong nước và nước ngoài đăng ký. Đầu tháng 7, cơn mưa vùng núi làm dịu đi cái nắng oi ả. Chị Tằng Liên (SN 1984, dân tộc Dao Thanh Y) ở bản Nà Tú, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. Đang loay hoay viết ra giấy ý tưởng cho clip sắp tới trên kênh YouTube.

Sở hữu 3 kênh YouTube trên 6.000 người đăng ký

Chị băn khoăn nên dùng từ ngữ nào, quay gì về cuộc sống của bà con dân tộc Dao Thanh Y. Đáp ứng sự ủng hộ từ các “fan cứng” đang theo dõi kênh của mình. Đợt này, chị định làm một clip để giúp bà con hiểu và biết về phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với chủ đề lần này, Tằng Liên muốn mọi người. Đặc biệt là người dân tộc Dao, có cái nhìn rõ hơn về tình hình dịch bệnh.

Cách đây 2 năm, chị Tằng Liên bắt đầu mở kênh YouTube. Ban đầu, chị chỉ muốn chia sẻ những cảnh sống; sinh hoạt đời thường ở nhà, ở bản. Dần dần, kênh của chị ngày càng được nhiều người thích, theo dõi. Trở thành kênh tiếng Dao truyền tải văn hóa của người dân tộc vùng núi Quảng Ninh. YouTuber Tằng Liên sở hữu 3 kênh YouTube có tên: Liên Quảng Ninh 1; Liên Tiên Yên 2; Liên Hà Lâu 3, có trên 6.000 người đăng ký. Với người dưới xuôi, công việc này tưởng chừng đơn giản. Nhưng với những người ở bản trên núi cao lại là thách thức rất lớn.

Sinh ra và lớn lên ở bản nghèo, hạn chế công nghệ thông tin

Chị Tằng Liên sinh ra và lớn lên ở một bản nghèo. Nơi đây, nhiều đứa trẻ không được học con chữ; công nghệ thông tin là điều quá xa lạ với họ. Từ bé, chị đã yêu nét độc đáo, đặc sắc của những bộ trang phục dân tộc mình. Ngoài dịp hội, lễ, những khi làm công việc nặng nhọc (lên rừng lấy củi, làm rẫy hay chăn trâu…) chị vẫn muốn mặc trang phục này. Như để chứng minh tình yêu đối với nơi mình sinh ra.

Sinh ra và lớn lên ở bản nghèo, hạn chế công nghệ thông tin

Có lần đi chăn trâu, vô tình trượt chân ngã làm rách một đường nhỏ trên thân váy. Chị ngồi khóc vì không muốn về nhà trong bộ dạng này. Loay hoay, chị nghĩ ra cách sử dụng những chiếc gai dại trên rừng. Đục thủng dọc đường vạt váy bị rách. Sau đó dùng thêm dây rừng để đan lại. Sau khi lập gia đình, chị Liên vẫn giữ thói quen tham gia các ngày hội văn hóa ở nơi mình sống. Hay buôn bán nhỏ lẻ ở các khu chợ phiên trong huyện.

Tại đây, chị có cơ hội gặp các nhiếp ảnh gia. Để tìm hiểu thêm về máy ảnh, máy quay phim. Vốn yêu và tự hào với văn hóa dân tộc. Chị mong muốn có thể lưu truyền nét văn hóa đó. Và giới thiệu để mọi người biết nhiều hơn nữa. Xuất phát từ ý tưởng muốn lưu giữ những hình ảnh thường ngày. Chị bỏ ra hơn 3 triệu đồng mua điện thoại thông minh và học cách sử dụng mạng xã hội.

Tằng Liên lập kênh YouTube thu hút nhiều người đón nhận

Cũng từ những kiến thức ít ỏi này. Chị tạo kênh YouTube riêng đặt tên là “Liên Quảng Ninh 1”. Kênh được nhiều người đón nhận. Có clip lên đến 13.000 người xem chỉ trong vòng 2 tháng. Với nhiều bình luận thể hiện sự thích thú. Đặc biệt, trong đó có cả những người bạn nước ngoài. Từ khắp mọi nơi trên thế giới cũng rất ủng hộ và yêu mến kênh của chị.

Các clip do Tằng Liên tự làm tuy còn khá thô mộc nhưng đó là cả một “kho tàng” văn hóa trong đời sống thường ngày của người Dao Thanh Y, từ những phong tục tập quán, nét sinh hoạt cộng đồng, những bài hát, những lễ hội, trang phục của người dân tộc Dao. Chị Liên đã mày mò tự học trên mạng để chỉnh sửa, lồng tiếng, lồng nhạc cho video bằng các phần mềm trên điện thoại. Clip của chị đều nói bằng tiếng Dao, còn tiêu đề viết bằng tiếng Kinh.

Những ngày đầu, người phụ nữ này còn luống cuống khi quay clip, chọn bối cảnh, dựng phim. Những clip đầu đều được đăng tải ngay sau khi quay vì vậy chất lượng hình ảnh còn thấp, nhiều tiếng ồn. Sau đó, chị đã biết sử dụng một số phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, cắt ghép. Đôi tay thô ráp đã dần thuần thục các thao tác tạo hồn cho sản phẩm của mình.

Kênh Youtube giúp cải thiện cuộc sống cho cô và người thân

Bà Đặng Thị Hoa, cô ruột của chị Tằng Liên, cũng đã tự mình sáng tác thêm nhiều khúc nhạc khác bằng tiếng Dao, làm giàu thêm nền tảng văn hóa của dân tộc Dao gần như cạn kiệt. “Tôi rất thích tham gia các hoạt động của Liên – người cho tôi thêm nhiều nghị lực sống và lòng yêu văn hóa dân tộc”, bà Hoa nói. Trở thành YouTuber, Tằng Liên học được nhiều hơn từ cuộc sống bên ngoài bản làng. Bất ngờ nhất là nhờ những clip giản dị, mộc mạc, kênh Youtube của chị đã bắt đầu mang lại thu nhập, điều mà chưa ai ở bản làm được.

Kênh Youtube giúp cải thiện cuộc sống cho cô và người thân

Hiện, mỗi tháng số tiền chị thu được khoảng 3-4 triệu đồng. Chị sử dụng nó để trang trải cuộc sống và phụ giúp thêm cho các chị em ở bản tham gia hoạt động cùng mình.7h tối, trong căn nhà ấm cúng nằm giữa xã Hà Lâu, hai vợ chồng chị Liên đang vui cười trò chuyện. Từ sáng sớm, họ đã phải ươm giống cây keo để trồng rừng nhưng không ai thấy mệt mỏi. Cách làm này cũng được chị áp dụng từ một hội nhóm làm nông trên mạng xã hội.

Đôi nét về người Dao

Người Dao (ngoài ra còn có các tên gọi khác: Dìu Miền, Miền, các phân hệ như: Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v) là một dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là phía nam Trung Quốc và lân cận ở bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á.

Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 891.151 người năm 2019. Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,…) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y).

Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao Quần Trắng,… Mặc dù, họ có nhiều nhóm người khác nhau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *