Trong cuộc sống hôn nhân thì chuyện vợ chồng cãi vã là điều tất yếu và không thể tránh khỏi. Nhưng nhiều người lại quên rằng, dù thế nào đi chăng nữa thì cũng có một số điều không nên nói ra và một số chuyện không nên làm nếu đang cãi vã, nếu không nó sẽ là ngòi nổ cho sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân. Nhưng nếu bạn biết cách tiết chế và suy nghĩ thì việc tranh luận cũng không phải hoàn toàn là xấu. Trong thời gian cãi nhau, hai vợ chồng hãy học cách nhường nhịn, bao dung, thấu hiểu, yêu thương nhau và cùng nhau tìm ra giải pháp phù hợp. Để tránh những rạn nứt không đáng có khi cãi nhau, hãy chú ý những thứ mà yishuso.com cung cấp sau đây nhé!
5 điều vợ chồng không nên làm khi cãi vã
Xúc phạm nhau mỗi khi xảy ra cãi vã
“Trước tôi bị mù mới lấy anh/cô”. Đây gần như câu cửa miệng mỗi khi xảy ra cãi vã. Nội dung câu nói này thể hiện sự coi thường đối phương, khiến người nghe “nhức tận óc”. Khi cãi nhau, xúc phạm đối phương được sử dụng như một công cụ trút bỏ sự bất mãn để dành lấy ưu thế. Những lời này sẽ chỉ phá hủy lòng tự trọng của đối phương, đẩy mâu thuẫn lên cao trào, xảy ra nhiều việc đáng tiếc. Vì vậy, vợ chồng thật sự đừng làm tổn thương nhau.
Thách thức lòng tự tôn của cánh mày râu
Lòng tự tôn của cánh mày râu rất lớn, không anh nào có thể chịu được sự kích thích từ người khác, đặc biệt là người vợ đầu ấp tay gối. Anh ấy sẽ cảm thấy bị xúc phạm, nghi ngờ năng lực bản thân. Trong lúc nóng nảy, tranh cãi, họ sẽ thể hiện bản thân bằng cách cố làm bằng được.
Đàn ông so với phụ nữ lại càng nóng nảy và khó kiềm chế bản thân. Nhất là khi bị thách thức, họ rất hay thể hiện bản thân bằng cách cố làm cho bằng được. Hậu quả của những lần “giận quá mất khôn” là không thể tưởng tượng, nằm ngoài kiểm soát. Hãy nhớ, một người cứng thì người còn lại phải cố gắng mềm. Bởi nếu cả 2 cùng nóng nảy chẳng giải quyết được gì chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng thôi!
Đề cập đến cha mẹ và người nhà của đối phương
Vợ chồng cãi nhau không nên đề cập cha mẹ và người nhà của đối phương. Cãi nhau không nên nhục mạ nhau, càng không nên động tới bố mẹ người nhà của hai bên. Nhục mạ người nhà đối phương là nghiêm trọng nhất, tuyệt đối không nên làm. Bạn thành tâm đối đãi thân nhân của đối phương, trong tâm họ sẽ cảm kích bạn.
Nói ly hôn mỗi khi cãi vã
Trong hôn nhân, ly hôn là một từ rất nhạy cảm. Nếu bất cẩn nói ra từ này sẽ rất dễ phá vỡ mối dây liên kết tình cảm giữa vợ chồng. Nó khiến cho mâu thuẫn gia đình trở nên gay gắt. Thậm chí nhiều chị em còn viết đơn ly hôn và bảo anh ta “ký đi, tôi mệt mỏi lắm”. Biết rằng, đây chỉ là lời nói dọa dẫm, hoặc mang tính thách thức nhiều hơn. Bạn nên nhớ việc anh ấy làm đầu tiên khi nghe câu nói đó là ký luôn vào đơn chứ không phải xin lỗi hay níu kéo bạn.
Hai người yêu nhau để đi đến được hôn nhân, xây dựng một gia đình không hễ dễ dàng. “Ly hôn” là hai chữ không nên tùy tiện nói ra. Vợ chồng sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long mới là điều khó chứ nếu ly hôn là giải quyết được mọi vấn đề thì nó quá ư là dễ dàng.
Lật lại sai lầm cũ
Có một chuyện ngụ ngôn: Cánh tay của chú khỉ nhỏ bị cành cây cào xước, mọi người liên tục kéo đến thăm hỏi. Vì vậy, nó cứ mở vết thương ra rồi than thở. Cuối cùng vết thương của nó chẳng bao giờ lành. Khi cãi nhau, lật lại những sai lầm cũ của bạn đời cũng giống như vết thương này, chẳng bao giờ có thể ngủ yên. Có những cặp vợ chồng thích nhắc lại “nợ cũ” khi cãi nhau, chẳng hạn như những lỗi lầm trước đây hoặc người yêu cũ của vợ/chồng, việc này sẽ tăng mức độ kịch liệt của cuộc cãi vã, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng sâu sắc. Điều này cũng là hành vi thiếu khôn ngoan nhất khi cãi nhau.
Nếu sai lầm cũ là một lỗ hổng do chiếc đinh để lại thì mỗi lần mở ra vết thương, nó sẽ mở rộng thêm ra, khoét sâu vào nỗi đau của mỗi người. Ngay cả khi người sai từng có ý định sửa chữa nó, nhưng bị châm chọc, mỉa mai. Thế nên do cố chấp mà người sai không muốn sửa nữa. Từ sai lầm cũ này, sự bất hòa giữa hai người ở hiện tại cũng tăng lên từng ngày. Vì vậy, chuyện gì qua đi hãy để nó qua đi. Hãy để nó trở thành dĩ vãng, đừng nhắc lại mỗi khi cãi vã. Ai chẳng có lúc mắc sai lầm, hãy mở rộng tấm lòng và khoan dung đối với vợ/chồng của mình.