Cây cần tây là loại rau ăn lá, thân thẳng, phân cành nhiều. Một số loại cần tây có thể phát triển đến chiều cao 1,5m. Cần tây là một trong số ít loại cây có tác dụng chữa bệnh ở tất cả các bộ phận. Đây là loại cây dễ sống, dễ chăm sóc, thời gian bảo quản lâu nên thường được sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Rau cần tây chứa nhiều nước, với tỷ lệ nước tuyệt hảo có trong cây cần tây là 90,5%. Ngoài ra, thành phần hóa học của cây còn có nitơ, chất béo, vitamin A, B, C và các chất khác, kẽm, mangan, sắt, đồng, canxi, axit glutamic và các khoáng chất có lợi khác. Theo Đông y, loại cây này có vị đắng, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh.
Thành phần hóa học của cây cần tây
Trong cây Cần tây có đến 90,5% là nước. Các thành phần hóa học khác bao gồm:
- Hợp chất Nitơ: 1,95%
- Chất béo: 0,07%
- Xenluloza: 1,15%
- Chất tro, vitamin A, B, C và khoáng chất như Mg, Mn, Fe, Cu, K, Ca, Tyrosin, Cholin, Axit Glutamic: 1,13%
Sau khi chưng cất thì lượng tinh dầu thu được là 2 – 3%. Tinh dầu không có màu, rất loãng, mùi thơm đặc trưng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu bao gồm:
- Cacbua Tecpen
- D – Limonen,
- Giaiacola
- Silinen
- Anhydrit secdanoi
- Lacton Sednolit
- Sesquitecpen Stinben
Tác dụng của cây cần tây
Theo Đông y, cần tây có vị ngọt đắng, tính lương mát. Vào 2 kinh vị và can. Có tác dụng bình can thanh nhiệt, mát gan, tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), nhuận phế chỉ khái (mát phổi cầm ho), khu phong lợi thấp (trừ phong thấp), chỉ huyết (cầm máu), giải độc. Có thể dùng trị tăng huyết áp, kèm các chứng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều…
Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy cần tây có tác dụng điều hòa huyết áp. Thích hợp với trường hợp tăng huyết áp – kèm theo các chứng trạng mà Đông y gọi là “can dương thượng cang” (mặt đỏ bừng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, dễ nổi giận, ngủ không yên giấc, nằm mơ nhiều, mạch huyền sác…).
Bài thuốc chữa bệnh từ cây cần tây
Chữa tăng huyết áp, mất ngủ, tiểu tiện sẻn: Rau cần tây (tươi) 300g, bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay lọc lấy nước, thêm mật ong vừa đủ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml, khi uống hâm nóng.
Chữa tăng huyết áp, kèm theo bệnh mạch vành, cholesterol cao: Gốc cần tây (tươi) 10 gốc, rửa sạch, giã nát, thêm hồng táo 10g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày; liệu trình 15 – 20 ngày.
Chữa mất ngủ: Gốc rau cần tây liền cả rễ 90g, toan táo nhân 9g (sao cháy đen), sắc nước uống.
Chữa nhức đầu: Gốc rau cần cả rễ 1 nắm, rửa sạch, giã nát, xào với trứng gà, ăn ngày 2 lần.
Chữa phong thấp đau nhức, viêm khớp: Rau cần tây tươi, giã vắt lấy nước cốt, thêm đường trắng, đun sôi lại, uống thay trà trong ngày.
Chữa sản hậu đau bụng: Rau cần tây tươi 300g (hoặc khô 60g), sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ hoặc rượu trắng vào, uống lúc đói.
Lưu ý: Nếu không có rau cần tây tươi, có thể dùng rau cần tây khô sắc nước uống. Có thể tự chế rau cần khô như sau: rau cần tây tươi chần qua nước sôi, vớt ra phơi khô trong bóng mát, cất đi dùng dần. Khi thấy huyết áp đã trở lại bình thường, nên ngừng ngay, không dùng kéo dài.
Lưu ý khi sử dụng cây cần tây
Theo y học cổ truyền, Cần tây vị ngọt, đắng, tính mát có thể ích khó, lợi tỳ, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, giảm ho,… Tuy nhiên, để sử dụng Cần tây đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên lưu ý:
- Cần tây xung khắc với dưa chuột. Do đó, không dùng hai sản phẩm này cùng nhau.
- Hải sản như sò lông, nghêu, hàu có tính hàn. Do đó, kết hợp chung dễ làm cơ thể bị lạnh, thiếu dương khí, gây ra một số bệnh lý.
- Thịt thỏ dùng kèm Cần tây có thể gây rụng tóc.
Một số đối tượng không nên dùng Cần tây:
- Người huyết áp thấp không nên dùng Cần tây thường xuyên.
- Người có bệnh ngoài da sử dụng Cần tay có thể gây ngứa, lở loét, vẩy nến.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Cần tây có thể gây ra tình trạng lưu thai ngoài ý muốn.
- Người hư tỳ nhược dùng Cần tây có thể làm tổn thương trung dương, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thông tin về cây Cần tây trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan, người dùng vui lòng trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.