Các cách giúp ba mẹ đề phòng bệnh viêm phổi ở trẻ
4 phút, 36 giây để đọc.

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến virus truyền nhiễm nhiều nhất. Vì độ tuổi này trẻ vẫn chưa có hệ miễn dịch và sức đề kháng đủ tốt như người lớn để có thể kháng bệnh được. Những bệnh thường gặp nhất là các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt là viêm phổi. Viêm phổi là loại bệnh lý mà các bác sĩ cũng như phía tổ chức Y tế thế giới đều khuyến cáo sẽ có thể gây tử vong rất cao khi trẻ ở độ tuổi dưới 5 mắc phải nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế ba mẹ cần có biện pháp phòng bệnh hiệu quả để đề phòng trường hợp trẻ mắc phải. Nhất là trong 2 mùa đông và đầu xuân.

Cùng với yishuso.com tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này và cách phòng ngừa chi tiết trong bài viết ở chuyên mục phòng bệnh cho trẻ em hôm nay.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, và một số loại virus khác cũng gây nên bệnh này.

Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau khoảng vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em

Những nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng nhu mô phổi do các mầm bệnh như Liên cầu khuẩn, Phế cầu… hoặc vi rút gây ra.

Viêm phổi thường xảy ra khi gặp các điều kiện thuận lợi như:

  • Cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột do thời tiết
  • Uống đồ lạnh
  • Ngồi trong phòng điều hòa lâu
  • Trẻ ra nhiều mồ hôi không được lau khô khiến trẻ bị lạnh thấm ngược
  • Để trẻ tắm ngay sau khi đi chơi về chưa kịp lau khô mồ hôi, tắm lâu khiến cơ thể nhiễm lạnh cũng dẫn tới viêm phổi…
  • Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá ở người lớn
  • Những trẻ có cơ thể suy yếu, lười ăn, suy dinh dưỡng, thiếu chất càng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch kém phát triển

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt cao đột ngột 39 – 40oC, hoặc sốt tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu, ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh vàng, thở nhanh, thở khò khè, bỏ bú, hoặc ngủ li bì là những triệu chứng điển hình của viêm phổi. Bố mẹ nên cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi

Các biểu hiện nặng của bệnh viêm phổi ở trẻ cần lưu ý:

  • Trẻ khó thở có nhịp thở nhanh theo lứa tuổi: Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút. Từ 2 đến 12 tháng: ≥50 lần/phút. Từ 1 đến 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút và trên 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút
  • Đặc biệt, khi trẻ có các biểu hiện như: tím tái, không uống được, li bì, khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng. Trẻ phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực, hõm ức,.. Lúc này trẻ sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp tính. Và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em

  • Cho trẻ bú sữa mẹ, bú sớm ngay sau khi sinh. Nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi. Điều này để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ
  • Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý. Cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm (Ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả)
  • Mùa hè thời tiết nóng bức khó chịu, nhưng không vì thế mà cho trẻ ăn uống đồ lạnh. Việc ăn quá nhiều kem và thực phẩm để lâu trong tủ lạnh càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp ở trẻ. Trong đó không loại trừ viêm phổi
  • Nếu trong phòng có điều hòa thì không nên để chế độ lạnh dưới 25 độ. Để trẻ nằm hoặc chơi ở nơi thoáng mát, cũng không nên để trẻ ra quá nhiều mồ hôi, nếu không kịp lau khô trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh
  • Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà
  • Theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu
  • Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ
  • Nếu trẻ có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như cảm lạnh, viêm mũi, họng thì cần được phát hiện và xử lý sớm, chăm sóc tốt để ngăn chặn bệnh chuyển sang viêm phổi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *