Cách phòng bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh nên biết
7 phút, 15 giây để đọc.

Trong quá trình chăm sóc cho trẻ thì một trong những bệnh lý các bố mẹ vẫn luôn quan tâm đến nhất chính là các bệnh về đường hô hấp. Hen phế quản hay hen suyễn ở trẻ sơ sinh cũng là một trong số đó. Nó được biết như một loại bệnh về viêm đường thở sẽ gây nên nhiều triệu chứng khó khăn trong việc hô hấp của trẻ như là chứng khò khè, thường xuyên ho, hay bị mệt mỏi,.. Nếu không được chăm sóc phù hợp thì rất dễ trở nặng và gây nên nhiều căn bệnh biến chứng cho trẻ về suy hô hấp, xẹp phổi, bị viêm phế quản, nặng hơn thì có thể gây tràn khí màng phổi và khiến trẻ ngừng hô hấp. Cực kỳ nguy hiểm.

Chính vì thế các bậc phụ huynh ngay từ đầu cần phải biết cách phòng tránh và chăm sóc phù hợp để hạn chế khả năng mắc hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Cùng yishuso tìm hiểu những biện pháp phòng căn bệnh liên quan đến đường hô hấp này là như thế nào thông qua bài chia sẻ dưới đây nha!

Hen suyễn, hen phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế nào làm tăng tính đáp ứng đường thở. Như là co thắt, phù nền, tăng tiết đờm gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở. Chúng làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm.

Hen suyễn, hen phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Nguyên nhân nào gây hen suyễn ở trẻ

  • Tác nhân nhiễm khuẩn. Là các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Như là viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA…
  • Khói thuốc lá: Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt là hen suyễn. Do đó, ngay cả những người chưa từng mắc bệnh hen từ trước cũng có thể khởi phát các cơn hen một cách đột ngột
  • Khói bụi: Môi trường làm việc nhiều khói bụi có thể gia tăng khả năng mắc bệnh hen.
  • Các chất dị ứng trong gia đình: Lông “thú cưng” làm tăng nguy cơ hen lên đến 10 lần. Chăn lông, phấn hoa… Tất cả đều có thể là những chất dị ứng gây kích hoạt các cơn hen phế quản.
  • Chất nặng mùi: Nước hoa, các loại sơn phun, nước xịt côn trùng… cũng có thể gây bộc phát các cơn hen phế quản trong nhiều trường hợp.
  • Những chất trong công nghiệp như: Bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
  • Thức ăn: Dị ứng với thức ăn, đồ uống hoặc các chất phụ gia dùng trong bảo quản cũng có thể khiến các cơn hen bộc phát.
  • Do vận động quá sức: Hen phế quản có thể khởi phát hoặc nặng lên nếu vận động quá sức.
  • Yếu tố di truyền trong gia đình. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh hen suyễn thì con họ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh là từ 30-50%. Còn nếu cả cha và mẹ cùng bị bệnh hen thì tỉ lệ mắc bệnh của con là 50-70%

Những cách nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Những cách nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường có các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ ho liên tục và kéo dài. Đặc biệt là hay ho về đêm. Ho là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh đường hô hấp khác nhau. Ho của hen suyễn có đặc điểm khác với các cơn ho khác là ho ngắn, rít, ho như đang thiếu oxy, ho không kèm đờm. Đặc biệt là các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở của trẻ bị thu hẹp
  • Trẻ thở khò khè. Đôi khi có thể nghe thấy cơn co rít nơi cổ họng khi trẻ thở. Do khi trẻ bị hen, đường thở của trẻ bị phù nề, thu hẹp nên khi không khí qua sẽ tạo âm thanh rít, khò khè. Đôi khi trẻ hắng giọng cũng là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Bởi vì hắng giọng là trẻ đang cố đẩy các dịch nhầy trong cổ họng ra ngoài
  • Trẻ thở rất nhanh và gấp, mặt nhợt nhạt. Do đường dẫn khí bị thu hẹp, trẻ bị thiếu cung cấp oxy nên hơi thở trẻ rất nhanh, gấp, nặng nề
  • Trẻ kém thích nghi với thời tiết lạnh. Trẻ sơ sinh bị hen suyễn rất kém thích nghi với thời tiết lạnh. Khi trời lạnh trẻ thường bị nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, khó thở. Nếu cứ trở trời thay đổi thời tiết là trẻ bị các vấn đề hô hấp thì rất có thể trẻ đã mắc hen suyễn
  • Trẻ bị dị ứng hoặc chàm. Các nghiên cứu đã chỉ ra các trẻ có tiền sử bị dị ứng, viêm da, chàm sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn hơn những trẻ khác

Hen phế quản ở trẻ sơ sinh rất khó chẩn đoán ngay từ đầu

Hen trẻ em đặc biệt là ở trẻ em < 5 tuổi thường khó chẩn đoán xác định. Điều trị cũng có nhiều khó khăn vì những lý do sau:

  • Nguyên nhân khò khè ở trẻ rất đang dạng và khó xác định. Đặc biệt khò khè ở trẻ < 1 tuổi thường dễ nhầm với viêm tiểu phế quản. Việc chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khò khè khác rất phức tạp
  • Triệu chứng hen ở trẻ nhỏ không điển hình, khó xác định
  • Các thăm dò cận lâm sàng đặc biệt là chức năng hô hấp rất khó thực hiện. Bởi vì lúc này trẻ nhỏ chưa biết hợp tác
  • Việc tuân thủ điều trị cũng như thực thi các biện pháp kiểm soát hen ở trẻ < 5 tuổi còn gặp nhiều khó khăn

Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn cho trẻ

Tuy hen suyễn rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được. Một số biện pháp phòng ngừa sau đây cha mẹ có thể thực hiện để phòng ngừa hen phế quản ở trẻ sơ sinh:

Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn cho trẻ

 

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà và những nơi gần trẻ
  • Không để vật nuôi như chó, mèo,… trong nhà
  • Tránh sử dụng nước xịt phòng, thuốc xịt côn trùng, nhang khói
  • Tạo môi trường sống thoáng mát, trong lành cho trẻ. Thường xuyên vệ sinh để loại bỏ nấm mốc trong nhà. Không cho trẻ chơi các đồ chơi từ bông, lông, sợi. Hạn chế sử dụng thảm trong nhà, vệ sinh chăn gối của trẻ thường xuyên
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trong thời kỳ mang thai, mẹ hút thuốc lá, sử dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc giảm đau. Vậy con của họ sau này sẽ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn những trẻ khác. Ngoài ra, những trẻ bị căng thẳng tâm lý những năm đầu đời sẽ có nguy cơ bị hen suyễn cao sau này
  • Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi thay đổi thời tiết. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các khu vực ô nhiễm khói, bụi. Tăng cường chế độ dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng, chống lại các nguy cơ gây bệnh

Những lưu ý khi thấy trẻ mắc hen suyễn

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen phế quản cấp tính đang đến để có thể chuẩn bị sẵn sàng. Đó chính là ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Khi cơn hen đến hãy cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông).

Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh hen suyễn, các bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Việc cha mẹ tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng đúng các loại thuốc được kê đơn để cắt cơn hoặc dự phòng bệnh hen. Điều này có ý nghĩa rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *