Cha mẹ không nên nói gì để không chia rẽ tình cảm của các bé
4 phút, 31 giây để đọc.

Trong cuộc đời, mỗi chúng ta đều có những người anh chị em, những người đã cùng sinh ra và lớn lên trên cuộc đời này với chúng ta. Đã là người thân trong gia đình thì sẽ có tình cảm và phải yêu thương nhau, đây cũng là điều mà bất kỳ cha mẹ nào cũng muốn ở các con của mình. Khi bạn trở thành cha mẹ, bạn có trách nhiệm lựa chọn từ ngữ để giao tiếp với con cái. Nếu không cẩn thận, cha mẹ sẽ vô tình làm thay đổi thế giới quan và tác động xấu đến tình cảm giữa những đứa con của mình. Cha mẹ tưởng như “không ra gì”, nhưng những câu mà yishuso.com cung cấp sau đây có thể khiến tình cảm của bé với anh chị em của chúng bị phá vỡ đấy.

Những câu nói gây chia rẽ tình cảm anh chị em của trẻ

Đừng nói với trẻ rằng “là anh thì phải luôn nhịn em”

Đừng nói với trẻ rằng là anh thì phải luôn nhịn em

Nhận thức giáo dục gia đình ngày nay đã có rất nhiều thay đổi. Nhiều người vẫn nói những câu đó như một sự răn đe về trách nhiệm sẻ chia trong gia đình. Tuy nhiên, trẻ có quyền riêng của mình. Sự thúc ép của cha mẹ với mặc định về thứ bậc của trẻ khiến trẻ luôn có tâm lý “buộc phải nhường nhịn” trong ấm ức. Trẻ không còn muốn “là anh, là chị” nữa. Và từ đó nảy sinh sự tức tối âm thầm. Cách tốt nhất, trong một vài tình huống cha mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Và đặc biệt không đưa thứ bậc gia đình trong những việc thuộc về sở thích cá nhân của trẻ.

Đừng nói trẻ không thông minh bằng anh/chị/em của chúng

Trong cơn tức giận vì phải phân xử giữa các con với nhau, nhiều cha mẹ không kiềm chế bản thân có thể buông những lời xúc phạm như vậy tới các con. Đừng bao giờ so sánh các con với nhau. So sánh có thể khiến chúng cảm thấy bạn yêu đứa này hơn đứa kia. Nó không chỉ đơn giản làm trẻ ghen tị mà còn có thể suy giảm lòng tự trọng của con, gây ra lo lắng. Hãy cho con thấy nó được tôn trọng và yêu thương như nhau. Đừng chia rẽ tình cảm của các bé với câu “con kém cỏi hơn anh/chị/em của mình”. Câu nói khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi. Sự so bì của cha mẹ làm cho trẻ cảm thấy bị tổn thương trong chính gia đình mình.

Không được nói rằng “đồ này là của anh/chị/em con”

Không được nói rằng đồ này là của anh chị em con

Cha mẹ thường đối xử với con cái theo cách khác nhau, dựa trên giới tính của chúng. Họ mong con gái mềm mại, nhút nhát và xinh đẹp, mong con trai mạnh mẽ và không khóc lóc. Nhưng nếu bạn không để con trai chơi đồ của con gái với lý do đó là đồ “dành cho con gái”, thì con có thể sẽ ghen tị. Giải pháp tốt nhất là để con có trải nghiệm bất chấp giới tính. Nó sẽ khiến con không cảm thấy ghen tị vì có những lựa chọn ngang nhau.

Không được nói “làm gì mà cứ gây với anh/chị/em của mình vậy”

Nếu trẻ gây gổ thì không thể chỉ một đứa có tội. Bên cạnh đó, vai trò “nạn nhân” và “kẻ bắt nạt” thường chuyển đổi giữa lũ trẻ. Vì vậy, chuyên gia khuyên cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi dẫn đến xung đột. Sau đó, yêu cầu các con phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Làm thế nào để thắt chặt tình cảm anh chị em của trẻ

Hãy khuyến khích trẻ dành thời gian để thường xuyên chơi cùng anh chị em của mình. Bạn có thể đưa các bé đi ăn, xem phim, đi chơi công viên hoặc khuyến khích trẻ đọc sách cùng nhau,… để các bé có thời gian nói chuyện và hiểu nhau nhiều hơn. Bạn có thể rất bận rộn với công việc. Vì vậy việc giúp đỡ anh chị em sẽ được “phó thác” cho trẻ. Hãy dạy trẻ cách giúp đỡ anh chị của em mình để giúp các bé gần gũi nhau hơn.

Hiểu anh chị em của mình là cách đơn giản nhất để tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ giữa các bé. Hãy yêu cầu các bé thường xuyên chia sẻ những việc hằng ngày cho nhau, có thể là chuyện buồn hoặc chuyện vui. Ngoài ra, bạn nên dạy trẻ phải kiên nhẫn lắng nghe và không phán xét. Sau khi lắng nghe, khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến ​​hoặc quan điểm của mình mà không đổ lỗi hoặc buộc tội.

Với những gia đình mà ba mẹ ly hôn, con cái phải sống với ba hoặc mẹ thì việc gặp gỡ giữa anh chị em đôi khi trở nên khó khăn. Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, hãy cho trẻ liên lạc với anh chị em của mình thường xuyên bằng điện thoại hoặc tin nhắn. Bạn có thể dạy trẻ gọi video call, sử dụng Zalo, Viber,… để trò chuyện với anh chị em của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *