Từ rất lâu, phẫu thuật thẩm mỹ đã được xem như một giải pháp làm đẹp hiệu quả. Nó giúp nhiều người, nhất là các chị em có thể cải thiện được những khuyết điểm không mong muốn trên cơ thể. Qua đó giúp họ tự tin hơn trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên khi công nghệ, kỹ thuật làm đẹp phát triển. Cùng với đó là tác động rất lớn từ phương tiện truyền thông, mạng xã hội và cả những người nổi tiếng. Khiến rất nhiều chị em sẵn sàng phẫu thuật, ngay cả khi họ đã rất xinh đẹp. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Đánh cược mạng sống để phẫu thuật thẩm mỹ’.
Qua đời do biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ
Ngày 13/7, thông tin Tiểu Nhiễm (33 tuổi), ngôi sao mạng xã hội đến từ Hàng Châu (Trung Quốc). Qua đời do biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ gây rúng động dư luận đất nước tỷ dân. Tiểu Nhiễm đã thực hiện phẫu thuật hút mỡ bụng; mỡ cánh tay và nâng ngực. Tại một phòng khám thẩm mỹ hồi tháng 5. Sau 2 ngày, cô phải nhập viện cấp cứu. Vì biến chứng và qua đời sau 2 tháng điều trị do nhiễm trùng nặng và suy đa tạng.
Cái chết của cô nàng 33 tuổi khiến hàng trăm nghìn người theo dõi cô trên mạng xã hội bị sốc. Không ít người bày tỏ ngạc nhiên khi biết Tiểu Nhiễm qua đời do thẩm mỹ. Bởi cô nổi tiếng là hot girl tài sắc. Có ngoại hình nổi bật, nét đẹp nàng thơ. Thực tế, nhiều cô gái vốn có vẻ ngoài nổi trội vẫn muốn làm phẫu thuật thẩm mỹ. Vì không hài lòng với một vài bộ phận trên cơ thể. Nguyên nhân xuất phát từ kỳ vọng phi thực tế. Về vẻ đẹp hoàn hảo hoặc muốn chạy theo xu hướng làm đẹp trên mạng xã hội.
Mạng xã hội và các phương tiện truyền thông tác động
Theo Chicago Tribune, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Đóng vai trò quan trọng trong phổ biến văn hóa làm đẹp bằng dao kéo. 97% bác sĩ được khảo sát cho biết những người nổi tiếng. Có tác động lớn đến quyết định phẫu thuật thẩm mỹ. Của những bệnh nhân tìm đến họ. Không ít người chọn thẩm mỹ để có nét đẹp “theo trend”. Như môi mọng; mắt to; mũi cao; cằm V-line giống ngôi sao trên mạng.
Trước đây, phẫu thuật thẩm mỹ là điều cấm kỵ, đáng xấu hổ. Và những người từng thực hiện luôn cố gắng che giấu, phủ nhận những nét đẹp “nhân tạo” của mình. Tuy nhiên, công chúng ngày càng cởi mở hơn với chuyện thẩm mỹ. Coi đó là điều bình thường và là quyền cá nhân. “Phẫu thuật thẩm mỹ không còn là điều cấm kỵ nữa”, Gregory Wiener, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Chicago, nói.
Goretti Ho Taghva (bác sĩ thẩm mỹ tại quận Cam, Mỹ) cho Allure biết vài năm trước. Cô nhận thấy nhiều khách hàng người châu Á bị ảnh hưởng bởi những người nổi tiếng. Nên muốn sở hữu “nét nổi bật” như mắt hai mí; sống mũi cao, trán đầy. Taghva đặc biệt không thoải mái với những kỳ vọng của bệnh nhân. Khi họ yêu cầu có được nét đẹp hoàn hảo phi thực tế. Như những bức hình người nổi tiếng đã qua nhiều lớp chỉnh sửa. Được đăng lên mạng xã hội.
Nhiều người mơ tưởng đến nét đẹp phi thực tế
“Các app chỉnh ảnh như Meitu đã khiến nét đẹp lý tưởng trở nên bất khả thi. Điều tôi lo lắng nhất là các bệnh nhân thiếu tự tin. Về vẻ ngoài của bản thân song cũng đặt ra những kỳ vọng không thực tế”. Christine Chiu, vợ của bác sĩ thẩm mỹ chuyên làm đẹp cho các ngôi sao lớn ở Hollywood. Và là người đồng sáng lập Beverly Hills Plastic Surgery. Nói rằng các khách hàng của viện thẩm mỹ cũng đưa ra những yêu cầu phi thực tế. Nhiều người muốn có gương mặt trông như nhân vật phim hoạt hình với đôi mắt lớn và làn da mờ ảo.
Kylie Jenner là một trong những người nổi tiếng đầu tiên gây ảnh hưởng đến văn hóa thẩm mỹ khi thừa nhận bơm môi và lặp lại điều đó như thói quen. Trên Instagram, ngày càng nhiều người nổi tiếng khoe ảnh chụp với đôi môi căng mọng hay bức hình đang ngồi trong phòng khám để tư vấn liệu pháp thẩm mỹ.
Xu hướng làm đẹp ngày càng can thiệp nhiều hơn
“Rich girl face” (khuôn mặt của cô nàng giàu có) là xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ năm 2019. Nhiều cô gái chọn làm đẹp bằng tiêm filler, peel da để trẻ hóa và tiêm botox. Bác sĩ thẩm mỹ Dirk Kremer (Harley Street, Anh) cho biết nhiều phụ nữ yêu cầu ông giúp họ có được “khuôn mặt cô nàng giàu có” như Kylie Jenner để khoe hình sang chảnh lên mạng.
“Không giống thế hệ trước, những cô gái trẻ ngày nay không giấu giếm việc tiêm chất làm đầy hay dùng thủ thuật thẩm mỹ. Họ coi đôi môi căng mọng và gò má căng phồng là niềm tự hào”. Edward S. Kwak, bác sĩ thẩm mỹ làm việc tại New York (Mỹ), chuyên phẫu thuật mũi cho các bệnh nhân người châu Á. Ông cũng cho rằng các xu hướng làm đẹp bị ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông.
“Nhiều người chỉ yêu cầu sửa một nét nào đó theo xu hướng hơn là cố gắng tạo ra sự cân bằng và hài hòa. Trên phương tiện truyền thông, nhiều người bắt gặp hình ảnh của những ngôi sao họ thấy hấp dẫn hoặc ngưỡng mộ làm phẫu thuật. Nếu thấy những người xung quanh cũng theo trào lưu, họ sẽ muốn thử”.
Hệ lụy gây ám ảnh từ biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ
Về vấn đề này, Một bác sĩ hàng đầu về phẫu thuật thẩm mỹ chia sẻ: “Tôi không cổ suý các bạn lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ, chỉ cần sao cho vừa và đủ, là hài hoà. Quan niệm “vừa và đủ” rất khó và khác nhau tuỳ từng người. Vậy nên bác sĩ ngành này không những chỉ làm chuyên môn mà còn như bác sĩ tâm lý, trước khi phẫu thuật phải nói chuyện kỹ với khách hàng để hiểu tâm tư nguyện vọng của họ. Đồng thời, can thiệp làm đẹp sao cho hợp lý – vừa phải và biết điểm dừng. Vì không thể phẫu thuật nhiều lần được và những lần phẫu thuật sau càng khó khăn, phức tạp hơn lần đầu”, anh nói.
Với những trường “bị hỏng”, “lỗi”, nam bác sĩ nhấn mạnh, làm đẹp đã khó, chỉnh sửa lại những ca hỏng còn khó hơn. “Nhiều ca còn không có khả năng sửa chữa, chỉ mong phục hồi được như cũ, chưa nói đến là làm đẹp. Tất nhiên nó sẽ khiến bạn luôn mặc cảm, kém tự tin ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày. Có những người trở nên trầm cảm, khép kín, chỉ ở trong nhà không ra ngoài…”, anh nói.