Dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp
Viêm họng cấp thường dễ bị nhầm với viêm đường hô hấp. Để phân biệt hai bệnh này, chỉ có cách đi khám để xác nhận đúng bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để biết bố mẹ có bị viêm họng cấp hay không.
- Sốt cao: Trẻ sốt cao, từ 39 – 40 độ C, cơn sốt xảy ra đột ngột và thường kéo dài từ 5 – 7 ngày rồi tự khỏi
- Đau rát cổ họng: Khi soi cổ họng của bé, bạn sẽ thấy cổ họng sưng đỏ, trẻ bị đau khi nuốt nước bọt. Cơn đau có thể lan sang tai, gây đau tai, đau đầu ong ong
- Liên tục ho khan: Đau họng kèm theo ho khan kéo dài. Nếu ho quá nghiêm trọng, hãy cho trẻ uống thuốc hoặc chế biến những bài thuốc trị ho để giảm thiểu tình trạng này
- Chảy nước mũi: Viêm họng do virus trẻ bị chảy nước mũi nhưng không hôi và có màu trong. Viêm họng do vi khuẩn nước mũi có màu và có mùi. Dấu hiệu này có thể xác định bé bị viêm họng cấp do vi khuẩn hay virus
- Quấy khóc, khó chịu: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh quấy khóc, khó chịu vì nghẹt mũi, đau họng, ít bú sữa và ăn uống kém
- Sưng khớp: Các khớp nóng và sưng như khớp tay, khớp gối, có thể di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Đây là dấu hiệu nguy cơ thấp tim ở trẻ
- Nôn, trớ: Trẻ tiết nhiều dịch mũi, chảy xuống cổ họng làm họng bị viêm. Dạ dày hoạt động không hiệu quả, dễ trào ngược dạ dày gây ra nôn, trớ
Nên cho trẻ ăn gì khi bị viêm họng?
Các thực phẩm giàu vitamin C
Những thực phẩm giàu vitamin C tốt cho trẻ bị bệnh đường hô hấp. Bởi đây là dưỡng chất giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm tại mũi, họng. Một số thực phẩm giàu vitamin C mà mẹ nên cho bé dùng hàng ngày như chuối chín, cà rốt luộc, rau xanh…
Các thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là chất béo có nhiều tác dụng trong việc giảm và phòng ngừa những phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp. Ngoài ra, Omega-3 còn giúp làm trẻ phát triển thể chất và trí não tốt, cải thiện thị lực và giảm viêm nhiễm hiệu quả. Do đó, mẹ nhất định không được thiếu Omega-3 trong thực đơn của trẻ. Một số thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá nục, hạt chia, cá thu, hạt lanh, quả óc chó…
Trứng gà là một thực phẩm dễ tiêu hóa
Trứng gà cung cấp lượng lớn protein và dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể. Mẹ có biết, trứng gà có thể giúp giảm viêm và đau họng cho trẻ rất hiệu quả không, chỉ cần mẹ bỏ ít gia vị dễ gây dị ứng như tiêu, muối, ớt, hành.
Súp, cháo gà
Súp gà là món ăn ưa thích của nhiều bé bởi hương vị, dễ ăn và dễ nuốt. Cháo gà không chỉ tạo cảm giác ăn ngon miệng cho bé mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng đau họng, rát họng, thở khò khè, sổ mũi ở trẻ. Cháo gà là món ăn có đặc tính chống viêm nhẹ. Chính vì vậy, cha mẹ cần thêm ngay món ăn này vào thực đơn hàng ngày của bé để cải thiện bệnh viêm mũi họng, nhất là trong thời tiết thu lạnh như hiện tại.
Không nên cho trẻ ăn gì khi bị viêm họng?
Không nên cho bé ăn thức ăn khô, cứng
Thức ăn khô, cứng là nguyên nhân khiến họng bé bị tổn thương. Lâu dần gây đau rát, sưng tấy. Lớp niêm mạc cổ họng ở trẻ nhỏ rất non yếu, không giống với người trưởng thành. Do đó, khi bé ăn nhiều thức ăn cứng, khô như bánh quy, bánh mì, ngũ cốc thô… dễ khiến cổ họng bé bị đau. Sau đó sẽ rất khó ăn, khó nuốt, từ đó có thể dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Tránh thức ăn chế biến sẵn
Có thể nhiều mẹ bận bịu với công việc. Do đó đôi lúc mẹ đã chọn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh làm thực phẩm cho bữa ăn của con. Tuy nhiên, nếu việc này kéo dài sẽ khiến trẻ bị viêm họng. Bởi thực phẩm chế biến sẵn thường có lượng muối cao, chất bảo quản và chất phụ gia nhiều. Những chất này khiến lớp niêm mạc bị trơn, mòn, thậm chí gây viêm.
Chính vì vậy, cha mẹ cần tránh những thực phẩm như xúc xích, gà rán, khoai tây chiên (một món ăn mà đứa trẻ nào cũng mê), thịt nguội, thịt dăm bông…
Tránh đồ uống có ga hoặc ngọt
Những chai nước nhiều màu sắc, có ga thường hấp dẫn được mọi đứa trẻ. Và gần như không một đứa trẻ nào từ chối nếu được mua cho, thậm chí chúng sẽ đòi mua. Tuy nhiên, cha mẹ cần giải thích cho bé hiểu tác hại của những thứ nước này và không chiều theo ý thích của bé.
Nước ngọt có ga dễ gây kích ứng cổ họng, làm tổn thương lớp niêm mạc họng. Do đó cha mẹ nên thay thế bằng nước ép tốt cho sức khỏe của trẻ như nước dừa, nước cam ép, nước ép cà rốt, dứa, lê…
Không nên ăn đồ có mùi tanh, tính lạnh
Nếu trẻ đang bị viêm mũi họng, những thực phẩm có tính lạnh như hải sản tươi kèm theo mùi tanh đặc trưng dễ khiến trẻ bị dị ứng và chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bé đã bị dị ứng với những thực phẩm này, cha mẹ cần chú ý không để quá trình chế biến khiến chúng lẫn trong thức ăn của trẻ. Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem cũng rất cần thiết. Vì nước lạnh, kem lạnh dễ kích thích các cơn co thắt phế quản, cơn hắt xì và làm tăng tiết chất nhầy đường hô hấp.