Dược liệu đào nhân là một vị thuốc rất tốt giúp con người có thể chữa được các loai bệnh khác nhau. Đào nhân có vị đắng, không độc, tính trung bình, được nhắc đến trong Tâm kinh, Can kinh, Phế và Đại tràng. Theo ghi chép trong y học cổ truyền, vị thuốc này được dùng để chữa các bệnh phụ khoa, bệnh phụ nữ sau sinh, táo bón, viêm động mạch và các bài thuốc khác. Đồng thời còn có thể làm thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được tiến triển tốt hơn.
Đào nhân là gì?
Đào nhân là nhân hạt chín già khô của cây đào (Prunus persica Stokes.), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Hạt đào chứa 50% dầu béo; 3,5% amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu.
Theo Đông y, dược liệu đào nhân vị đắng ngọt, tính bình; vào kinh tâm và can. Tác dụng hoạt huyết, phá huyết tiêu tích ứ, nhuận táo, hoạt tràng. Dùng tốt cho phụ nữ bế kinh, trưng hà (vùng bụng dưới có khối u hoặc đầy trướng hoặc đau); ứ huyết, trúng thương đụng giập, phong thấp, táo bón. Liều dùng: 6 – 12g.
Đào nhân dùng làm thuốc chữa bệnh
Đào nhân được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau đây.
Bài thuốc chữa trừ ứ, giảm đau
Đào nhân 12g, miết trùng 6g, kinh giới 12g, đại hoàng 12g, xuyên khung 6g; đương quy 12g, quế tâm 6g, cam thảo 4g, bồ hoàng 8g. Sắc nước, chiêu uống với nước tiểu trẻ em. Trị chấn thương do ngã, bị đánh.
Hoạt huyết thông kinh: dùng khi tắc kinh sau khi đẻ, ứ huyết đau bụng, tiểu tiện đau buốt.
Bài 1: đào nhân 12g, hồng hoa 6g, tam lăng 8g, đương quy 12g. Sắc uống. Trị ứ huyết tắc kinh.
Bài 2 – Thang đào nhân thừa khí: đại hoàng 16g, hậu phác 8g, chỉ thực 8g, mang tiêu 12g. Sắc uống. Phá huyết hạ ứ.
Bài 3 – Thang sinh hoá: đào nhân 12g, xuyên khung 6g, gừng (thán sao) 6g, đương quy 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, hoà với nước tiểu trẻ em hoặc đun nóng với ruợu để uống. Trị sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng.
Đào nhân nhuận tràng thông tiện, trị táo bón
Hoàn nhuận tràng: hạnh nhân 12g, đào nhân 12g, hoả ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Các vị nghiền thành bột mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc nước uống.
Thoát mủ, tiêu nhọt: dùng khi bị mụn nhọt độc ở ruột, viêm mạch do tắc cục máu.
Bài 1 – Thang đại hoàng mẫu đơn bì: đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống. Trị ruột bị ung nhọt, đau bụng, đại tiện táo.
Bài 2: đào nhân 12g, hồng hoa 12g, đưong quy 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, ngưu tất 12g, kim ngân hoa 12g, huyền sâm 12g, địa miết trùng 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, địa long 4g, manh trùng 4g, cam thảo sống 4g. Sắc uống. Nơi bị sưng dán cao rivanol để tránh tổ chức hoại tử. Trị viêm mạch máu (loại khí huyết ứ trệ).
Thực đơn món ăn chữa bệnh có đào nhân
Cháo đào nhân: đào nhân 50g, đại mễ (gạo tẻ) 60g. Cả hai đem nấu cháo, ăn phụ vào buổi sáng và tối. Dùng tốt cho người mất ngủ hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu.
Cốm đào nhân: đào nhân 500g, vừng 500g, đường trắng 500g, mật ong 500ml. Đào nhân ngâm nước ấm, bóc bỏ vỏ; vừng rang chín. Xay vừng và đào nhân cho nhuyễn, thêm đường và mật ong, trộn đều, xát cốm, sấy khô. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g – 20g. Công dụng khứ ứ, cải thiện chức năng gan. Dùng tốt cho người bệnh viêm gan mạn tính.
Nước gừng mật ong trộn bột hạnh nhân đào nhân: đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Cả hai nghiền nát, trộn với nước gừng và mật ong lượng thích hợp rồi ăn. Dùng tốt cho người bị suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính.
Khi dùng dược liệu đào nhân, bạn nên lưu ý những gì?
Để sử dụng một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Lưu ý, phụ nữ có thai không được dùng dược liệu này.
Đào nhân có thể tương tác với một số thuốc; thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.