Sau khi công khai bản thân là người đồng tính vào năm nhất. Bryce Deshem trở nên cô đơn vô cùng khi không có bạn bè, vậy nhưng bằng tinh thần lạc quan, Deshem vẫn cố gắng học tập thật tốt. Ngày tốt nghiệp, cậu muốn dùng bài phát biểu của mình để chia sẻ về những kỷ niệm vui, buồn mà bản thân trải qua. Tuy nhiên việc đó không hề suôn sẻ khi vừa bắt đầu phát biểu, micro của cậu đã ngay lập tức bị tắt, bài phát biểu cũng bị lấy đi. Vụ việc khiến cầu tổn thương rất nhiều, nhưng lấy hết can đảm. Cậu cố nhớ lại và hoàn thành bài phát biểu, nó đã khiến rất nhiều người xúc động. Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Học sinh đồng tính Dershem và bài phát biểu tốt nghiệp bị cắt’.
Micro mất tiếng khi khi đang chia sẻ ở lễ tốt nghiệp
Khi chàng thủ khoa Dershem bước lên bục giảng trong buổi lễ tốt nghiệp. Của trường trung học tại bang New Jersey (Mỹ). Cậu muốn kể về cuộc vật lộn với sức khỏe tâm lý. Trở nên trầm trọng hơn do đại dịch Covid-19. Dershem mặc chiếc áo choàng màu hạt dẻ và khoác trên vai lá cờ tự hào. Cậu gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, thầy cô và bạn bè trên khán đài. Sau đó, cậu bắt đầu với câu chuyện come out vào năm nhất của mình.
Khi Dershem vừa dứt câu, micro bỗng mất tiếng. Hiệu trưởng của trường Trung học khu vực miền Đông bước tới bục giảng. Và lấy đi bài phát biểu Dershem đã chuẩn bị. Thay vào đó, cậu được chỉ đạo đọc đoạn diễn văn. Không đề cập đến xu hướng tính dục hay sức khỏe tâm lý của mình. “Ông ấy bảo tôi chỉ được đọc bài phát biểu này. Khi đó, tôi chẳng biết làm gì. Nước mắt cứ trực trào ra. Tôi không hiểu tại sao mình không thể bộc lộ con người thật”, nam sinh nói với Washington Post.
Dershem dũng cảm hoàn thành bài phát biểu
Cậu kể với các bạn cùng khóa về những lớp học trực tuyến kéo dài đến tận tháng 5. Đã ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng sức khỏe tâm lý của mình. Trong năm cuối cấp, Dershem mất 6 tháng. Để điều trị chứng rối loạn ăn uống và vượt qua ý định tự tử. Nam sinh hy vọng việc chia sẻ của cậu sẽ truyền cảm hứng. Cho mọi người tin tưởng bản thân dù gặp nhiều thách thức khi học tập từ xa trong đại dịch.
“2021 là năm của sự đấu tranh. Nó đã trở thành một phần bản sắc của chúng ta. Dù vậy, mọi người vẫn ở đây. Cố gắng thích nghi với những điều mình chưa từng ngờ tới”. Cậu nói với các bạn cùng khóa từ trên sân khấu. Dershem muốn chia sẻ thông điệp tích cực. Về sự đa dạng và niềm hy vọng. “Mọi người cần biết rằng họ xứng đáng được là chính mình. Không ai nên bị gạt ra rìa hay áp bức”, cậu khẳng định.
Dershem tin rằng ban giám hiệu đã cố tình tắt tiếng micro. Để ép cậu đọc bài phát biểu họ chuẩn bị. Nam sinh cho biết cậu đã bị yêu cầu viết lại bài phát biểu nhiều lần trước đó. “Họ bảo tôi rằng: ‘Đây là bài phát biểu, không phải buổi trị liệu của cậu'”, Dershem kể lại. Ban giám hiệu yêu cầu cậu làm việc với trưởng khoa tiếng Anh của trường để viết lại bài phát biểu. Sau nhiều lần chỉnh sửa, nhà trường vẫn không hài lòng. Cuối cùng, Dershem quyết định dùng bản thảo mình đã soạn.
Nhiều người đồng cảm với thông điệp mạnh mẽ của Dershem
“Tôi xứng đáng được kể câu chuyện của mình và đưa ra thông điệp về sự đa dạng. Tôi không thấy việc đó có gì sai trái”, cậu nói. Robert Cloutier, giám đốc của Học khu miền Đông hạt Camden. Nói với NBC Philadelphia rằng ban giám hiệu luôn làm việc với học sinh. Để chỉnh sửa bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp.
“Hàng năm, những học sinh lên phát biểu đều được hỗ trợ xây dựng bài diễn văn. Tất cả phải được phê duyệt và đặt trong sổ đóng gáy trên bục giảng trước buổi lễ”, Cloutier khẳng định. Ông cũng phủ nhận việc Dershem bị yêu cầu. Không nói về xu hướng tính dục của mình. ”Học sinh không bao giờ bị yêu cầu xóa bỏ danh tính cá nhân trong bài phát biểu”, Cloutier nói với NBC News.
Dù có những tranh cãi trên với ban giám hiệu. Các bạn của Dershem đều ủng hộ cậu dùng bài diễn văn của mình. Sau khi Dershem phát biểu. Một giáo viên tại trường đã tới gặp cậu. Con trai cô đã mất vì tự tử trong khoảng thời gian cách ly. “Cô ôm tôi và kể về con trai mình. Cô nói rằng bài phát biểu của tôi rất ý nghĩa. Cô chỉ ước con mình cũng nghe được những lời đó”, cậu kể lại.“Khi đó, tôi nghĩ mình đã giúp một người cảm thấy bớt cô đơn. Vậy là đủ rồi”, Dershem xúc động.
Hãy xoá bỏ định kiến về người đồng tính
Nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng nguyên nhân nào làm một người yêu người cùng giới thì cũng chính là nguyên nhân làm một người yêu người khác giới. Các nhà khoa học đã không còn tập trung nghiên cứu nguyên nhân tạo nên xu hướng tình dục nữa mà chuyển sang nghiên cứu ảnh hưởng của việc kỳ thị đồng tính và xoá bỏ những định kiến về đồng tính.
Việc công khai nói lên tính dục của người đồng tính nam, đồng tính nữ, người song tính rất quan trọng vì nó liên quan đến biến chuyển tâm lý, sức khoẻ, lòng tự trọng của họ. Những người đồng tính, lưỡng tính, tình dục đồng giới thường chiếm 3-5% dân số. Gần đây, nhiều LGBT đã quyết định “lộ diện”. Họ công khai nói ra xu hướng tình dục của mình với người khác đồng thời nhấn mạnh rằng họ cũng đang học tập, làm việc, đóng góp tích cực cho xã hội. Việc này khiến xã hội bớt cái nhìn khắt khe đối với dân đồng tính nhưng các mối quan hệ và hành vi đồng tính vẫn chưa được ủng hộ.