Dù ở độ tuổi nào thì trẻ cũng sẽ có tính cách bướng bỉnh, không nghe lời và thậm chí cãi lời cha mẹ. Bạn sẽ phải làm gì khi rơi vào trường hợp này, bạn sẽ giải quyết như thế nào? Việc mắng mỏ trực tiếp dễ làm tổn thương tâm lý của trẻ, thậm chí gây ra phản ứng dữ dội. Khi con không nghe lời hoặc vi phạm các yêu cầu của bạn, các bậc làm cha làm mẹ trước hết hãy giữ bình tĩnh và từ từ tìm cách giải quyết. Bởi đôi khi lời cảnh báo sáo rỗng của bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Hãy dành thời gian suy nghĩ và lựa chọn từ ngữ để nói chuyện với trẻ. Bài viết sau đây của yishuso.com sẽ bày cách cho bạn, cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ cãi lời
Cha mẹ cần phải hiểu nguyên nhân do sự thay đổi tâm sinh lý ở con, con mỗi ngày một lớn lên là mỗi ngày mỗi khác. Ngoài ra, đó là quá trình con cái đang muốn “tập làm người lớn” mà cha mẹ vẫn dùng các nguyên tắc giáo dục như khi con còn nhỏ.
Khi tình huống này xảy ra, cha mẹ dễ tức giận và càng muốn khẳng định uy quyền của mình vì nghĩ rằng mình bị xúc phạm, bị thách thức khi con không có những hành động hay lời nói theo ý mình. Mặt khác con cái muốn được độc lập, được tôn trọng và bình đẳng như người lớn mà không được nên cố cãi lại, chống đổi khẳng định cái tôi của bản thân. Để việc giáo dục con cái không xảy ra những căng thẳng, làm xấu đi mối quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình, cần áp dụng nhiều biện pháp và có sự kiên trì.
Ghi nhận lại số lần cãi lời của trẻ
Hãy ghi nhận lại mật độ cãi lại của con. Nếu tình trạng này xảy ra không thường xuyên và chỉ xuất hiện hiếm hoi thì nguyên nhân có thể đến từ việc trẻ mệt mỏi, căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện các biện pháp để loại bỏ các yếu tố này. Tuy nhiên, nếu việc cãi lời của trẻ xuất hiện thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu sai lệch trong nhận thức của trẻ và cần được điều chỉnh càng sớm càng tốt.
Giữ bình tĩnh và lắng nghe những điều trẻ đang nghĩ
Khi trẻ cãi lại sẽ đưa ra rất nhiều lý lẽ, chúng ta lớn tiếng quát mắng sẽ chặt đứt lối thoát dòng cảm xúc tiêu cực của trẻ. Từ biểu hiện bề ngoài, có lẽ do trẻ yếu thế nên tỏ vẻ phục tùng, nhưng trong tâm có thể vẫn rất ấm ức, bắt đầu tránh xa cha mẹ. Phụ huynh nên nhẫn nại, lắng nghe lời con trẻ, khích lệ trẻ nói hết những điều mà con đang nghĩ. Như vậy khiến trẻ cảm thấy cha mẹ đang tôn trọng con, đây là điều cốt yếu để giúp trẻ và cha mẹ đạt được sự đồng thuận quan điểm.
Cẩn trọng ngôn ngữ khi nói chuyện với trẻ
Đôi khi rất khó để bình tĩnh khi con cãi lời. Nhưng điều quan trọng là phải theo dõi ngôn ngữ của chính bạn. Bạn nên cố gắng trở thành tấm gương về cách thể hiện sự tôn trọng. Bạn không nên la hét, dùng từ ngữ xấu. Hãy khéo léo ngăn chặn phản ứng tiếp theo của con. Hãy nói với con rằng con cần dừng lại và cho con cơ hội sửa chữa hành vi. Cha mẹ hãy quỳ xuống ngang tầm mắt khi nói chuyện với con.
Phân tích cho trẻ hiểu
Hãy chọn một thời điểm thích hợp trong ngày để quay lại chủ đề này. Chú ý là “trong ngày” chứ không phải để sự việc trôi qua đến cả tuần mới gợi nhớ lại. Chẳng hạn, buổi tối hôm đó, trước khi con ngủ. Bạn đọc sách cho con nghe, hoặc nằm tâm sự với con,…
Trước tiên, hãy tỏ ra thông cảm với con rằng ừ, đúng là mẹ có quát hơi to, làm nhức cả đầu ấy chứ nhỉ. Thế nhưng, con có biết tại sao không? Nếu trước đó mẹ gọi con mấy lần mà con ra ngay, thì mẹ đã không quát to như thế. Mẹ có muốn phải quát lên đâu, con không biết là khi quát to, cổ thì đau này. Sau đó người mẹ rất mệt, người nào hay quát hay bực bội là dễ bị ốm lắm đấy,…
Trẻ con đang tập làm người lớn, chúng nhạy cảm với sự công bằng. Đồng thời chúng cũng biết hàm ơn khi nhận được sự thông cảm và chia sẻ từ phía người lớn. Chúng sẽ nghe và ngay lập tức có thể không ôm bạn mà xin lỗi ngay. Bạn cũng đừng đòi hỏi con một cách ráo riết: “Con biết lỗi chưa? Xin lỗi mẹ đi!”. Nhưng bạn hãy tin rằng, với cách nói ấy của bạn, chúng đã nghe, đã hiểu. Đồng thời chúng cũng đã có tiếp thu được phần nào,… Nếu bạn thấy mình quả có những vô lý và sự phản ứng của con là chính đáng. Lúc này bạn cũng đừng ngại nhận lỗi nhé.
Người lớn phải làm gương cho trẻ
Việc người lớn chúng ta làm gương cho con để định hình các hành vi của các con là hết sức quan trọng. Bọn trẻ học được từ những gì chúng nhìn thấy, đặc biệt là ở nhà. Nếu đứa trẻ 5 tuổi nhà bạn nghe lỏm được bạn đang nói về mẹ chồng một cách hằn học với chồng, thì bé sẽ học được rằng, sẽ chẳng có gì sai khi cư xử với người khác, kể cả với cha mẹ chúng, theo cách đó. Vậy nên, hãy cư xử, nói năng với tất cả mọi người một cách tôn trọng; kể cả khi con bạn không ở đó.
Tìm cách trừng phạt hợp lý để trẻ không cãi lời
Việc trừng phạt trẻ chân chính không phải là để trẻ kinh hãi, xa lánh cha mẹ mà là để trẻ hiểu và cha mẹ là nghiêm túc. Cha mẹ cần nói cho trẻ biết lời nói nào, hành vi nào là không đúng. Ngoài ra còn phải cho trẻ biết rằng, nếu làm những điều không đúng, nói những lời không tốt thì sẽ bị trừng phạt. Sau đó, cha mẹ có thể đưa ra một số cách trừng phạt tương ứng từ nhẹ đến nặng. Đương nhiên, khi trẻ phạm vào tội nghiêm trọng thì phải trừng phạt thực sự. Chỉ có như vậy trẻ mới hiểu được lời cha mẹ nói là thật. Sau đó trẻ sẽ chú ý hơn đến ngôn ngữ của mình và không cãi lời nữa.