Những cách phòng ngừa một số bệnh mùa nắng nóng cho trẻ em
7 phút, 11 giây để đọc.

Trong giai đoạn khi đang trong mùa hè nắng nóng khắp các vùng miền trên cả nước kèm theo vấn đề dịch bệnh hiện đang rất được quan tâm. Thì điều mà bậc phụ huynh quan tâm nhất chính là cách phòng ngừa các loại bệnh cho trẻ. Bởi vì đây là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh nhất. Từ các loại bệnh về hệ hô hấp, tiêu hóa cho đến cả những bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vậy một số loại bệnh thường gặp trong thời tiết này là gì? Cách để phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ như thế nào? Cùng yishuso.com tìm hiểu thông qua bài chia sẻ hôm nay nhé

Một số bệnh mùa nắng nóng thường gặp ở trẻ

Cảm do say nắng

Khi trẻ ở quá lâu ngoài trời nắng, tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy khiến trung tâm điều hoà thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn và gây nên tình trạng mất nước. Khi bị say nắng, trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu… Thân nhiệt của trẻ có thể lên tới 39,5 độ hoặc cao hơn. Các dấu hiệu khác như da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi), mạnh nhanh…Tình trạng nặng hơn là trẻ hôn mê, rối loạn ý thức.

Các bệnh về hệ tiêu hoá

Một trong những nguyên nhân gây cho trẻ bị các bệnh lý về đường tiêu hoá như ngộ độc thức ăn, tiêu chảy… Tất cả là do dụng cụ ăn uống (bát đũa, cốc nước, bình bú cho trẻ nhỏ…) không được vệ sinh sạch sẽ. Hoặc tay chân của trẻ không được sạch.

Mùa nắng nóng, ẩm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và ruồi nhặng gây bệnh. Chúng lây lan mầm bệnh nhanh chóng. Lúc này, hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng. Chúng bắt đầu hoạt động kém đi, làm cho trẻ biếng ăn. Tiêu chảy và suy dinh dưỡng tạo thành một vòng xoắn bệnh lý. Tiêu chảy nếu để lâu, kéo dài sẽ gây ra hiện tượng mất nước và điện giải liên tục.

Các bệnh về hệ tiêu hoá

Các bệnh hệ hô hấp

Trời nóng, đổ nhiều mồ hôi sau khi hoạt động lâu ở ngoài nắng, trẻ hay có thói quen vào phòng điều hoà công suất mạnh, ngồi trước quạt mát mở tốc độ lớn,.. Lúc này sẽ dễ gây ra tình trạng khô vùng mũi họng, khô chất nhầy bảo vệ đường hô hấp. Thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, cho trẻ uống nước lạnh, tắm nước mát cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sốc nhiệt. Và từ đó gây nên các bệnh lý nặng về đường hô hấp

Các vấn đề về da

Nắng nóng sẽ làm cho tuyến mồ hôi và các chất nhầy hoạt động nhiều để giảm nhiệt và thải độc tố. Chúng tạo nên những vùng ẩm ướt ở các khu vực da lưng, trán, dưới cổ, kẽ ngón tay, khu vực dưới cánh tay, cổ chân, bẹn, … Sự ứ đọng, tích tụ dưới lỗ chân lông của cơ thể kết hợp cùng các loại vi khuẩn. Làm gây nên các bệnh nấm ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, viêm nhiễm cho da, sốt cao…

Những loại bệnh truyền nhiễm

Thời điểm giao mùa, có những lúc độ ẩm trong không khí cao. Là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh như bệnh tay- chân – miệng. Đa phần bệnh có diễn biến nhẹ. Ví dụ như sốt nhẹ, tiêu chảy, nổi nốt phỏng li ti ở miệng hay mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ngoài ra, trẻ cũng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, thuỷ đậu, sốt xuất huyết… Tất cả đều có thể để lại di chứng về sau nếu không kịp phát hiện và điều trị sớm.

Cách phòng ngừa các bệnh mùa nắng nóng cho trẻ em

Có chế độ chăm sóc dinh dưỡng, ăn uống phù hợp cho trẻ

Có chế độ chăm sóc dinh dưỡng, ăn uống phù hợp cho trẻ

  • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi
  • Đa dạng thực phẩm. Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng)
  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm, vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm, sắt, selen, omega 3, probiotic… Là những chất dinh dưỡng tham gia vào các hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng cường miễn dịch cho trẻ
  • Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho các hệ cơ quan. Nước giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt, bảo vệ được tế bào ở các niêm mạc không bị tổn thương. Từ đó giảm khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào. Giúp hạn chế các vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ

Bên cạnh chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý thì các bậc cha mẹ cũng cần phải kiểm soát thức ăn cho bé vào mùa hè. Các mẹ nên chuẩn bị sẵn thức ăn cho các con. Tránh việc để các bé tự tìm thức ăn. Khi đi xa thì cũng cần có kế hoạch cho em bé về thức ăn. Đặc biệt các em bé dưới 1 tuổi.

Thực hiện chế độ sinh hoạt đảm bảo tính khoa học

Hằng ngày chế độ sinh hoạt của trẻ phải được cha mẹ đảm bảo thực hiện khoa học. Đồng thời đúng cách để giúp phòng tránh bệnh mùa hè cho trẻ.

  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ. Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi. Những món đồ chơi của trẻ cần được lau sạch sẽ hằng ngày
  • Không mớm cho trẻ ăn. Đây là cách mà cha mẹ đã vô tình lây truyền bệnh cho trẻ
  •  Mỗi trẻ phải có khăn mặt, khăn tay hay các dụng cụ ăn riêng
  • Nhà cửa phải thông thoáng, lau dọn sạch sẽ bằng chất tẩy rửa hằng ngày

Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để trẻ phát triển toàn diện

Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để trẻ phát triển toàn diện

Thời gian ngủ của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi của các bé. Nên để trẻ ngủ đủ giấc vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện. Vì khi ngủ là thời gian não hoạt động mạnh giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn.

 Khi ngủ không để điều hòa ở nhiệt độ thấp quá 27 – 28 độ C, không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ, dễ khiến trẻ cảm lạnh.

Có chế độ vận động, rèn luyện sức khỏe phù hợp

Vận động tốt cho quá trình phát triển thể lực của trẻ, đồng thời cũng giúp phòng tránh bệnh mùa hè cho trẻ. Tuy nhiên thời tiết nóng bức của mùa hè, cha mẹ cần chú ý đến những việc như sau:

  • Không nên để trẻ chơi ngoài trời nắng nhất là vào buổi trưa
  • Khi chơi trẻ ra nhiều mồ hôi làm ướt áo, cần thay cho trẻ ngay để không bị nhiễm lạnh gây viêm đường hô hấp

Tiêm chủng đủ các vắc xin cần thiết cho trẻ

Hầu hết bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em đều có vắc xin phòng bệnh và phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp hiệu quả và rẻ nhất.

Hiện nay các vắc xin phòng bệnh cho trẻ em được triển khai trong tiêm chủng mở rộng hoặc tại các phòng tiêm dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Cha mẹ cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Những bệnh mùa hè ở trẻ em thường có các triệu chứng ban đầu khá giống nhau. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm, trò chuyện với bé thường xuyên để kịp thời phát hiện những thay đổi sức khỏe nhỏ nhất ở trẻ. Trên đây là những biện pháp phòng tránh bệnh mùa hè cho trẻ vào mùa hè mà các bậc phụ huynh cần biết để chủ động phòng ngừa những nguy cơ gây bệnh xuất hiện ở trẻ, đảm bảo trẻ được phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *