Trong thời điểm giao mùa hay trời chuyển lạnh là lúc trẻ nhỏ rất dễ bị cảm cúm hay cảm lạnh,.. Các bệnh về ho, sổ mũi ở trẻ cũng thường xuyên xảy ra. Bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên khó chống lại được những tác nhân mầm bệnh từ môi trường xung quanh tạo nên. Việc trẻ bị sổ mũi cũng không phải là bệnh lý nghiêm trọng tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến cách đề phòng và hạn chế khả năng xuất hiện của bệnh. Tránh việc để bệnh xuất hiện và kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là chức năng của hệ hô hấp. Cùng yishuso tìm hiểu những cách phòng tránh sổ mũi ở trẻ ngay nào.
Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là lúc trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ví dụ như sổ mũi, nghẹt mũi. Nguyên nhân là do:
- Không khí khô: Niêm mạc trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không khí khô. Khi độ ẩm thấp, không khí sẽ trở nên khô hơn. Từ đó làm khô chất tiết mũi của trẻ, khiến trẻ xuất hiện triệu chứng thở khò khè, khụt khịt
- Chất gây dị ứng như khói thuốc lá, khói hóa học, gió, bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi… Đây cũng là những tác nhân khiến niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng. Rồi gây nên sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong…
- Cảm lạnh và cảm cúm: Trẻ em có sức đề kháng yếu. Vậy nên rất dễ mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi mắc bệnh, bé có thể xuất hiện các triệu chứng như trẻ bị chảy nước mũi, ho, sốt, nhức mỏi toàn thân, đau họng…
- Amidan hoặc VA sưng to: Amidan và VA có chức năng nhận diện, bắt giữ vi khuẩn và virus xâm nhập qua mũi, cổ họng. Từ đó sản sinh kháng thể tự nhiên để chống lại các vi khuẩn, virus có hại. Khi Amidan và VA sưng to hoặc bị viêm, khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể suy giảm. Nên gây ra sổ mũi, nghẹt mũi, thở ồn ào ở trẻ em
- Dị vật ở mũi như hạt, đậu khô, nút áo, viên bi, sỏi, đồ chơi, bỏng ngô… Chúng không chỉ gây sổ mũi ở trẻ mà còn dẫn đến nhiều nguy hiểm khác nếu không được phát hiện và loại bỏ dị vật kịp thời
Phương pháp phòng tránh sổ mũi cho trẻ nhỏ
Cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Trường hợp trẻ trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn. Mẹ cần ăn uống đủ 4 nhóm chất, uống bổ sung nước cam để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho bé bú nhiều lần trong ngày, không nên cho trẻ bú quá no dẫn đến nôn trớ. Sau khi bú, nên bế trẻ khoảng 15 – 20 phút để tránh trẻ trớ.
Vệ sinh sạch sẽ cho mũi và họng của trẻ
Trong giai đoạn trẻ sơ sinh sổ mũi, bạn nên xịt rửa mũi, họng cho trẻ khoảng 3 – 4 lần/ngày. Tuy nhiên, sau khi trẻ hết bệnh bạn vẫn nên duy trì việc này hàng ngày. Nhưng với tần suất giảm xuống 1 lần/ngày. Xịt rửa mũi thường xuyên sẽ giúp làm sạch các bụi bẩn, vi khuẩn đang trú ngụ trong khoang mũi của trẻ, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh sinh sôi.
Cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, giữ không khí thông thoáng
Phòng ngủ của trẻ sơ sinh không nên để gió lùa. Nhưng tuy nhiên cũng không để kín, bí dẫn đến không khí trong phòng không lưu thông. Sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển gây bệnh ở trẻ. Bạn có thể lắp đặt máy lọc không khí trong phòng để lọc bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc… Cũng cần duy trì độ ẩm không khí luôn ở mức có lợi cho trẻ.
Không để trẻ tiếp xúc với các vật dị nguyên độc hại
Khi trong nhà có trẻ nhỏ, bạn nên tránh để trẻ phải tiếp xúc với những loại khói bụi độc hại. Ví dụ như khói thuốc lá, khói bếp, khói than… Bạn cũng nên hạn chế cho trẻ ngửi các mùi dễ kích ứng như nước hoa, phấn hoa… Ngoài ra bạn cũng nên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của bé thường xuyên.
Với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ tại sao trẻ sơ sinh thường hay bị sổ mũi hơn người lớn, cũng như cách phòng và điều trị bệnh như thế nào. Trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh vì vậy luôn cần sự chăm sóc và quan tâm thường xuyên của bố mẹ. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng “thiên thần nhỏ” của mình.