giao mùa
4 phút, 46 giây để đọc.

Khoảnh khắc giao mùa là khoảnh khắc rất dễ nảy sinh nhiều loại virus khác nhau ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Đặc biệt, người lớn tuổi trong thời điểm này cũng rất nhạy cảm với các loại bệnh cảm cúm hãy đau nhức xương khớp,… Mà người lớn tuổi mỗi khi mắc bệnh lại rất khó khăn trong việc tự hồi phục. Vậy nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên tìm hiểu các cách phòng bệnh cho người lớn tại thời điểm giao mùa để tránh tình trạng người lớn mắc phải những căn bệnh trên. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu hơn về phương pháp phòng bệnh vào thời điểm giao mùa này nhé.

Sức đề kháng người lớn tuổi suy giảm khi giao mùa

Lúc giao mùa thời tiết thay đổi (nắng nóng, mưa). Theo đó bệnh tật luôn rình rập, bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là người cao tuổi vì sức đề kháng đã suy giảm. Vì vậy, người cao tuổi cần chú ý đề phòng.

Ai cũng biết, lúc giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường. Khiến cơ thể không thích ứng kịp. Tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh. Bệnh hô hấp là bệnh hay gặp nhất. Như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Và tái phát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn. Hay bệnh tim mạch mãn tính.

mùa thời tiết

Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính. Như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.

Khi thời tiết giao mùa, người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh hoặc bệnh tái phát do hệ miễn dịch đã suy giảm. Một số bệnh cấp tính có thể xuất hiện như viêm đường hô hấp trên (họng, mũi, thanh quản, xoang), đặc biệt là các bệnh đường hô hấp dưới (viêm khí, phế quản, viêm phổi, hen suyễn). Các bệnh này nếu không phát hiện hoặc điều trị ngay có thể dẫn đến mãn tính hoặc nguy hiểm cho tính mạng, nhất là bệnh viêm phổi, hen suyễn.

Một số bệnh mạn tính

Một số bệnh mạn tính (viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh tâm phế mạn) khi chuyển mùa. Bệnh có thể tái phát bởi sức đề kháng kém. Hoặc do dùng thuốc không thường xuyên hoặc cả hai.

Bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh gút…) cũng là loại bệnh gây bất ổn cho người cao tuổi khi thời tiết chuyển mùa. Thời tiết lúc chuyển mùa cũng có thể làm cho người cao tuổi mắc các bệnh các bệnh về đường tiết niệu hoặc bệnh đường tiết niệu mạn tính tái phát.

Chuyển mùa, nhất là nắng mưa thất thường, đột ngột. Cũng có thể làm cho bệnh huyết áp tăng đột ngột. Lý do này rất dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh. Do đó thực phẩm, rau xanh, nước sinh hoạt rất dễ bị ô nhiễm. Nếu không cẩn thận có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa nhất là rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy do sức đề kháng của người cao tuổi đã suy giảm.

Do nắng nóng, đôi khi mưa làm cho loài muỗi dễ phát triển mạnh. Nếu ở vùng đang có các bệnh lây truyền bởi muỗi (sốt xuất huyết, sốt rét…). Chủ quan không nằm màn trong khi sức đề kháng của cơ thể yếu. Người cao tuổi có thể mắc bệnh sốt xuất huyết hoặc sốt rét.

Phòng bệnh cho người cao tuổi như thế nào?

Vì người cao tuổi sức đề kháng ngày một kém dần. Cho nên bệnh tật theo đó mà xuất hiện hoặc tăng nặng thêm. Vì vậy, cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là hết sức cần thiết. Bằng đảm bảo ăn uống hợp lý, đủ chất. Mặc dù nắng nóng gây mệt mỏi. Nhưng không nên bỏ bữa và cần uống nhiều nước, ngày uống khoảng từ 1,5 – 2,0 lít (uống ít một, không uống liền một lúc) và nên uống thêm nước trái cây (cam, chanh), nước ép các loại quả (dưa hấu, xoài, bơ …).

Bệnh xương khớp

Cần ăn thêm rau trong các bữa ăn chính (su hào, rau muống, cải, giá đậu) bởi vì, các nguồn sinh tố, chất xơ có trong rau, quả là rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi. Tuyệt đối không ăn rau sống, không ăn thịt chưa nấu chín. Hoặc thực phẩm đã ôi thiu và không uống nước chưa đun sôi.

Khi ngủ cần nằm màn (ban ngày và ban đêm). Tích cực diệt muỗi và bọ gậy (lăng quăng) và nên vận động mọi người trong gia đình. Cùng thực hiện bằng mọi biện pháp từ dân gian (xua, vợt…) đến dùng hóa chất (phun muỗi, hương muỗi, tẩm màn bằng hóa chất).

Mong những những phương pháp phòng bệnh cho người lớn tuổi trong bài viết có thể giúp bạn trang bị kiến thức đầy đủ. Để có thể chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *