Khi bạn vận động quá nhiều các cơ trên cơ thể bạn sẽ trở nên quá tải cũng như bị nóng lên quá mức vì thế bệnh chuột rút rất dễ xảy ra, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vật nên chúng ta phải làm thế nào để phòng tránh bệnh chuột rút cho người lớn tuổi được hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về bệnh chuột rút, các nguyên nhân gây bệnh để từ đó các phương pháp phòng bệnh chuột rút được hiệu quả nhất cho người lớn tuổi các bạn nhé.
Bạn hiểu gì về bệnh chuột rút
Chuột rút là hiện tượng khá thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do sự co thắt chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn. Khi bị chuột rút bạn thường có cảm giác đau đớn, thậm chí là rất đau và không có khả năng cử động cơ đó nữa trong chốc lát.
Nhiều người vẫn cứ nghĩ đây chỉ là hiện tượng thông thường nên ít quan tâm. Tuy nhiên nó có khi sẽ ảnh hưởng đến tính mạng (xảy ra ở các phủ tạng như tim, não) nếu không biết phòng ngừa và xử lý phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chuột rút. Do thiếu oxy đến cung cấp cho cơ hoặc rối loạn một số chất điện giải quan trọng. Như thiếu canxi hoặc kali máu. Hiện tượng thiếu oxy và chất điện giải vẫn có thể xảy ra nhất ở người cao tuổi nhưng sức khỏe còn dồi dào. Do đó khả năng lao động còn tốt hoặc có khả năng tập thể thao. Với các động tác vận động mạnh, nhiều, liên tục không nghỉ ngơi.
Chuột rút là bệnh người cao tuổi thường gặp và nguyên nhân có thể còn do đứng. Ngồi quá lâu hoặc do khi nằm ngủ với tư thế để chân không đúng hoặc ngủ với thời gian dài không thay đổi tư thế. Làm cho máu lưu thông không tốt và lượng oxy đến cung cấp cho cơ kém.
Người cao tuổi khi lao động nặng, chơi thể thao với các môn chơi mất nhiều năng lượng. Làm cho lượng mồ hôi bài tiết quá nhiều mà không được bù đắp. Hoặc bù đắp nhưng không đủ cũng có khả năng gây nên chuột rút.
Nguyên nhân gây chuột rút là gì?
Chuột rút ở người cao tuổi còn có thể do lạnh (bơi lội về chiều, ban đêm ngủ bị lạnh). Chuột rút gặp ở người cao tuổi còn có thể do mắc một số bệnh mãn tính, kéo dài. Như đái tháo đường, loãng xương, tuyến giáp trạng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi và ra liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm làm mất chất điện giải và nước).
Một số người cao tuổi mắc bệnh thiếu máu, bệnh Parkinson hoặc mắc chứng rối loạn về thần kinh hoặc bệnh mạch máu hai chân (suy giãn tĩnh mạch hoặc tắc mạch), bệnh xơ gan cũng gây nên chuột rút, nhất là ban đêm.
Theo nhiều tâm sự người cao tuổi được biết. Chuột rút về đêm có thể xảy ra ở người cao tuổi đang dùng một số thuốc điều trị bệnh mãn tính nào đó (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, clofibrate, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp nifedipine, thuốc dạ dày cimetidine, giãn phế quản salbutamol, terbutaline…). Một số người cao tuổi bị suy thận phải lọc máu cũng có thể bị chuột rút, nhất là về ban đêm.
Phòng chuột rút về đêm như thế nào?
Người cao tuổi nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên để làm lưu thông khí huyết. Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bóp cơ bắp. Co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần. Hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ. Không nên tắm khi nước lạnh quá, nhất là tắm ở biển, bể bơi nước lạnh.
Khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều cần được bổ sung nước có pha muối ăn (tốt nhất là bổ sung nước muối sinh lý). Cần uống đủ lượng nước trong một ngày/đêm (khoảng trên 1,5lít).
Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính. Sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả. Như chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê. Nên hạn chế hoặc bỏ rượu, bia.
Phòng tránh chuột rút về đêm
Chuột rút về đêm, xảy ra đột ngột, đang ngủ bỗng dưng xuất hiện chuột rút gây đau đớn, thậm chí rất đau. Co quắp các ngón tay, ngón chân, cơ bắp cẳng chân.
Lý do là ở người cao tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng cẳng chân, bàn chân thường dễ bị kích thích hơn. Điều đó dễ dẫn đến bắp thịt bị co bóp và động chất canxi ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn. Khiến cho chúng khó giãn ra hơn và gây đau.
Vì vậy, khi chuột ở cơ bắp chân, cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau. Ép mạnh một tay vào gót chân. Lúc mới áp dụng có thể thấy đau tăng lên. Nhưng ngay sau đó cơn đau sẽ giảm xuống do các cơ hết co thắt. Máu lại được lưu thông trở lại.
Mong những những phương pháp phòng bệnh cho người lớn tuổi trong bài viết. Có thể giúp bạn trang bị kiến thức đầy đủ. Để có thể chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi tốt nhất.
Mong những những phương pháp phòng bệnh cho người lớn tuổi trong bài viết. Có thể giúp bạn trang bị kiến thức đầy đủ. Để có thể chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi tốt nhất.