Người già thường rất dễ mắc các bệnh về xương khớp nếu như không được phòng tránh hiệu quả, một trong những căn bệnh dễ bắt gặp nhất về xương đó là loãng xương, khi cơ thể trở nên yếu và dễ bị đau nhức khi vận động. Vậy loãng xương là gì, chúng có nguy hiểm cho người già hay không cũng như các phương pháp để có thể phòng tránh bệnh loãng xương cho người lớn tuổi được hiểu quả như thế nào, hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Loãng xương là gì?
Loãng xương (LX) hiện nay là một vấn đề y tế và xã hội của mọi quốc gia do tần suất loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư. Loãng xương diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ….
Loãng xương là căn bệnh thầm lặng, thường không có biểu hiện của loãng xương cho đến tận khi biến chứng gãy xương. Cần phát hiện sớm bằng phương pháp đo mật độ xương tại vị trí cột sống và cổ xương đùi. Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi không chỉ làm giảm gánh nặng kinh tế. Mà còn phòng tránh được nguy cơ tàn tật vĩnh viễn do loãng xương gây ra.
Trong thời trẻ quá trình hủy xương và tái tạo xương trong cơ thể mọi người là bằng nhau. Từ năm 35 – 40 tuổi trở đi, số lượng xương bị hủy vượt cao hơn lượng xương được tái tạo.
Do đó khối lượng xương dần dần giảm đi, xương trở nên mỏng hơn. Bên cạnh đó, do người cao tuổi ít ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nên việc hấp thụ canxi từ ruột kém đi,… . Khiến cho tình trạng thiếu canxi ở người cao tuổi càng trở nên nghiêm trọng. Mật độ xương đỉnh ở tuổi 20-25 đạt được càng cao thì nguy cơ loãng xương sau này càng giảm.
Ở phụ nữ mãn kinh, sự mất xương tăng lên do nồng độ estrogen giảm nhanh. Bình thường, sau mãn kinh 5-7 năm lượng xương mất đi tới 20%.
Khi cơ thể bị loãng xương sẽ xảy ra tình trạng xương bị mỏng yếu và dễ gãy. Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng của xương bị giảm. Xương bị mỏng đi, làm chất lượng xương cũng giảm và xương trở nên dễ gãy.
Làm thế nào đo độ khoáng xương?
Việc phát hiện sớm mình có bị loãng xương hay không để phòng nguy cơ gãy xương là rất quan trọng. Phương pháp đo mật độ khoáng xương bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DXA). Đo tại vị trí cổ xương đùi và cột sống đã được tổ chức y tế thế giới coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương
Phương pháp bảo vệ xương
Khi chúng ta nghĩ đến việc làm thế nào để có một cuộc sống mạnh khỏe. Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng cần phải có một lối sống lành mạnh. Chế độ ăn hợp lý để phòng được căn bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường….
Nhưng việc gìn giữ cho xương chắc khỏe cũng là một vấn đề rất cần được quan tâm. Vì xương là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Khi xương bị loãng nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan khác của cơ thể. Việc dự phòng nguy cơ loãng xương không bao giờ là muộn ở bất cứ tuổi nào từ khi mới sinh cho đến khi lớn tuổi.
Tầm quan trọng của canxi đối với người bệnh loãng xương
Là một chất khoáng rất cần thiết cho sự hoạt động của nhiều bộ phận cơ thể. Như: mạch máu; thần kinh; cơ bắp. Hơn nữa nó giúp cho xương chắc khỏe, 99% lượng canxi của cơ thể nằm ở trong xương và răng.
Mỗi ngày canxi trong cơ thể sẽ bị mất đi qua da, móng, tóc, mồ hôi, nước tiểu, phân trong khi cơ thể chúng ta không tự sản sinh ra được canxi.
Do đó, khi cơ thể thiếu canxi cho các hoạt động trên thì lập tức canxi từ xương sẽ được huy động vào máu để đi đến những bộ phận trong cơ thể. Vậy ở những người lớn tuổi, lượng canxi cần thiết là bao nhiêu?
Tầm quan trọng của vitamin D với người bệnh loãng xương
Vitamin D có vai trò quan trọng bảo vệ xương. Giúp sự hấp thu canxi từ ruột. Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe. Nếu cơ thể thiếu vitamin D. Xương của bạn sẽ yếu và dễ có nguy cơ gãy xương.
Từ 50 tuổi trở xuống: 400 – 800 IU /ngày. Từ 50 tuổi trở lên: 800 – 1000 IU/ngày
Da có tác dụng tạo nên vitamin D từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời ( Tia UVB). Lượng vitamin D được tạo ra từ da này còn phụ thuộc vào thời gian trong ngày, mùa, vùng miền, màu da…Vào mùa đông, việc sản sinh lượng vitamin D này có thể bị giảm đi hoặc không có.
Những người sử dụng kem chống nắng để phòng nguy cơ ung thư da. Sẽ làm mất khả năng tạo vitamin D. Những người này cần bổ sung vitamin D bằng thức ăn (sản phẩm sữa có bổ sung vitamin D, ngũ cốc, nước cam, sữa đậu nành)….. hoặc bổ sung vitamin D.
Tuy nhiên, vẫn cần sử dụng bổ sung vitamin D vì rất khó có thể đảm bảo được lượng vitamin D qua thức ăn.Có hai loại vitamin D: Vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol),hai loại này đều tốt cho sức khỏe xương.
Việc bổ sung vitamin D có thể cùng hoặc không cùng với thức ăn và không nhất thiết phải uống cùng một lúc với canxi.
Những người có nguy cơ thiếu vitamin D là: ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hoặc thường xuyên che mặt khi ra ngoài. Những người bị một số bệnh: bệnh tiêu hóa, viêm đường ruột. Sử dụng một số thuốc làm giảm nồng độ vitamin D (chống động kinh), người có màu da rất đen, người béo phì, người già.
Chế độ ăn uống phù hợp
Cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ canxi – vitamin D.
- Nguồn canxi: từ thức ăn là tốt nhất. Những thức ăn có lượng canxi cao là: sữa ( ít béo hoặc không béo); sữa chua, cua đồng, tôm tép, cá ….
- Một số loại rau xanh, nước hoa quả, sữa đậu nành, bánh mì cũng có canxi với lượng ít hơn….
- Nguồn vitamin D: từ thức ăn như cá béo ( cá thu,cá hồi, cá ngừ, sữa…)
- Nếu khẩu phần ăn hàng ngày không đủ lượng canxi theo nhu cầu, chúng ta nên bổ sung canxi theo đường uống.
- Vậy, lượng canxi cần bổ sung bao nhiêu là đủ? Phụ thuộc vào lượng canxi mà bạn đã sử dụng qua đường thức ăn vì sử dụng canxi bằng đường thực phẩm vẫn là tốt nhất. Nếu lượng canxi sử dụng qua đường thực phẩm đủ rồi thì không cần phải uống bổ sung canxi.
- Tốt nhất là uống canxi cùng với thức ăn. Cần lưu ý có thể gây táo bón, đầy hơi thì có thể thay đổi loại canxi khác.
- Tránh hút thuốc và uống rượu: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hút thuốc lá và rượu là nguy cơ loãng xương.
Tập luyện thường xuyên hợp lý
Tùy theo tuổi và sức khỏe bạn cần tư vấn bác sĩ để tập những bài tập thể dục cho người loãng xương.
Ví dụ ở tuổi từ 50 trở lên, không nên đi bộ quá 30 phút mỗi ngày. Mà cần tập bằng các dụng cụ hoặc bơi , aerobic với cường độ nhẹ, thái cực quyền ….
Nếu có kèm theo các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái đường, loãng xương….cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa . Để được hướng dẫn tập luyện một cách thích hợp, không được tập quá mức gây đau đớn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng tốt cho xương. Các sản phẩm từ Sữa, sản phẩm từ sữa, sữa chua, sữa đậu nành; Cá :cá ngừ,hồi,cá thu…; Hoa quả, rau xanh (rau cải xanh, súp lơ, mướp đắng, bắp cải, khoai tây, cà chua, đu đủ, cam, chuối, chuối lá, mận tím, nho, dâu tây…..
Tóm lại, để có một sức khỏe tốt, hãy quan tâm đến bảo vệ khung xương mạnh khỏe để tránh nguy cơ loãng xương bằng cách luyện tập, có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ canxi và vitamin D.
Mong những những phương pháp phòng bệnh cho người lớn tuổi trong bài viết. Có thể giúp bạn trang bị kiến thức đầy đủ. Để có thể chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi tốt nhất.