Bệnh táo bón ở trẻ nhỏ là một tình trạng trẻ bị rối loạn đường ruột và hệ tiêu hóa. Được biết đến như là một loại bệnh khá phổ biến đối với trẻ em. Đây không phải là một vấn đề gây nguy hiểm nhưng nó cũng khiến ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Không có quá nhiều bậc phụ huynh có thể hiểu cặn kẽ về loại bệnh ở đường tiêu hóa này. Như là nguyên nhân gây bệnh? Các triệu chứng của bệnh táo bón mà trẻ có thể gặp phải? Để từ có có được những biện pháp phòng táo bón cho trẻ. Nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ một cách chủ động hơn. Cùng yishuso.com tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ là khi trẻ khó khăn trong việc đại tiện vì phân khô cứng. Có thể nói, táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, nhất là lứa tuổi từ 0 – 5 tuổi.
Bạn có thể nhận biết một đứa trẻ bị táo bón qua các dấu hiệu như:
- Số lần đi cầu ít hơn 3 lần mỗi tuần (đối với trẻ sơ sinh là ít hơn 2 lần/ngày)
- Khi đi đại tiện phải rặn mạnh, đau đớn do phân khô cứng, gồ ghề
- Trong một số trường hợp còn có máu trong phân của trẻ
Nguyên nhân khiến cho trẻ bị táo bón
Chỉ khi biết rõ nguyên nhân gây táo bón ở trẻ thì cha mẹ mới có cách phòng chống táo bón ở trẻ được. Vậy đâu là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ?
Thực tế có rất nhiều lý do khiến trẻ bị táo bón như:
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống chưa hợp lý
Trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và ít chất xơ. Chúng bao gồm thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và nước giải khát.
Không uống đủ nước
Có một sự thay đổi trong chế độ ăn uống. Điều này bao gồm khi trẻ thay đổi từ sữa mẹ sang sữa bột, hoặc khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc.
Trẻ có thể bị táo bón do sữa công thức được pha không đúng tỷ lệ. Mẹ bị táo bón kinh niên cho con bú có thể làm trẻ mắc chứng táo bón. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ quá ít chất xơ. Trẻ có thói quen không hoặc ăn quá ít rau và trái cây tươi, uống rất ít nước.
Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.
Trẻ thiếu vận động
Ít vận động sẽ khiến ruột làm việc kém hiệu quả hơn. Nhất là trong trường hợp trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại.
Các yếu tố về cảm xúc
Vì một lý do nào đó mà trẻ nhịn không đi tiêu hoặc thời điểm trẻ chuyển giao giữa bú mẹ và ăn dặm, lo lắng học hành….cũng dẫn đến táo bón
Trẻ gặp các vấn đề về bệnh lý gây tác động đến hệ tiêu hóa
- Các vấn đề về đường ruột, trực tràng hoặc hậu môn
- Các vấn đề về hệ thần kinh, chẳng hạn như bại não: Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột
- Các vấn đề nội tiết, chẳng hạn như suy giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác
- Một số thuốc điều trị bệnh cũng dẫn đến táo bón ở trẻ. Ví như chất bổ sung sắt, một số loại thuốc chống trầm cảm và chất ma túy như codeine
Các giai đoạn trẻ dễ mắc táo bón
Lúc trẻ mới bước vào thời gian ăn dặm
Trẻ đang từ bú mẹ hoặc bú bình chuyển sang ăn thức ăn đặc hơn có thể bị táo bón do ăn không đủ lượng chất xơ và uống không đủ nước.
Lúc trẻ bước vào giai đoạn tập ngồi bô
Trẻ có nguy cơ bị táo bón trong giai đoạn này vì nhiều nguyên nhân sau đây:
Chế độ ăn cần cho trẻ ở giai đoạn này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên trẻ dễ bị thiếu hụt chất xơ làm phân khô cứng gây ra táo bón.
Khi trẻ không thích hoặc chưa sẵn sàng để ngồi vào “chỗ mới” vì cảm giác khó chịu. Phản xạ thông thường của trẻ sẽ là cố gắng “nhịn”, nhất là đối với những trẻ bị đi phân cứng hoặc đau khi đi tiêu.
Trẻ mới đi học
Một số bé “nhịn” đi tiêu vì không muốn dùng nhà vệ sinh tại trường. Do trẻ không quen hoặc có cảm giác quá “công cộng”. Điều này cũng có thể gây nên chứng táo bón ở trẻ em.
Những cách phòng bệnh táo bón ở trẻ như thế nào?
Ý nghĩa của việc phòng bệnh táo bón ở trẻ là để tránh được những biến chứng táo bón ở trẻ đồng thời giúp trẻ trẻ có một hệ tiêu hóa tốt, phát triển toàn diện.
Thực tế thì cách phòng chống táo bón ở trẻ em không quá khó. Tùy thuộc vào triệu chứng, nguyên nhân, lứa tuổi và sức khỏe bạn để bạn lựa chọn cách chữa và phòng chống bệnh táo bón ở trẻ.
Phòng táo bón ở trẻ bao gồm việc:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón
Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Uống đủ nước và các loại nước trái cây khác sẽ giúp phân di chuyển dễ dàng hơn qua ruột. Việc thay đổi lượng nước cần dựa vào cân nặng và lứa tuổi. Nhưng hầu hết trẻ em tuổi đi học cần ít nhất 3 đến 4 ly nước mỗi ngày. Nếu trẻ bị táo bón trong giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn đặc, hãy cho trẻ tập uống 1 ly nước nước táo, lê, hoặc nước mận mỗi ngày. .
Bổ sung nhiều chất xơ: Các loại thực phẩm giàu chất xơ (như trái cây, rau và bánh mì nguyên hạt) có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Chất xơ không thể được tiêu hóa, vì vậy nó giúp làm sạch ruột bằng cách di chuyển ruột dọc theo.
Nếu trẻ uống sữa bò bị táo bón: mẹ nên pha sữa loãng hơn bình thường một chút. Hoặc mẹ pha thêm vào sữa một thìa cà phê nước ép trái cây như cam, quýt… cho trẻ uống.
Đây không chỉ là cách phòng bệnh táo bón ở trẻ em mà nó còn được áp dụng cho mọi lứa tuổi khác nhau.
Đảm bảo trẻ tập thể dục đầy đủ
Hoạt động thể chất thúc đẩy ruột đi vào hoạt động là cách phòng bệnh táo bón ở trẻ em khá hiệu quả. Hãy cho trẻ ra ngoài chơi đùa thay vì ngồi xem TV hay điện thoại.
Áp dụng chế độ ăn uống đều đặn
Ăn uống là một chất kích thích tự nhiên cho ruột, do đó, các bữa ăn đều đặn có thể giúp trẻ phát triển thói quen đi cầu bình thường. Nếu cần thiết, hãy để trẻ ăn sáng sớm hơn một chút để trẻ có thể đi đại tiện ở nhà trước khi đến trường. Đây là cách phòng táo bón ở trẻ em sợ đi vệ sinh ở trường hay nơi công cộng.
Tạo thói quen tốt cho hệ đường ruột
Cố gắng đưa trẻ vào thói quen vệ sinh thông thường. Cho trẻ ngồi vào nhà vệ sinh ít nhất hai lần một ngày trong ít nhất 10 phút. Nên làm điều này ngay sau bữa ăn. Bạn nên tìm cách để trẻ thực hiện điều này một cách thoải mái nhất. Đây cũng là mẹo hay giúp phòng bệnh táo bón ở trẻ.
Ngoài các biện pháp trên, mẹ cũng có thể xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái 3 – 4 lần vào khỏang cách giữa hai bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.
Với những trẻ bị táo bón do bệnh lý, mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị sớm bệnh lý đó. Khi khỏi bệnh tình trạng táo bón của bé cũng sẽ được cải thiện.
Trẻ nhỏ cũng là đối tượng hay bị táo bón do thuốc bởi thường xuyên mắc bệnh. Khi cho bé dùng thuốc nếu có hiện tượng táo bón, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ kê đơn để đổi thuốc hoặc giảm liều … tránh táo bón ở trẻ.
Massage bụng cho trẻ nhỏ để cải thiện hệ tiêu hóa
Ngoài ra, massage bụng cho trẻ cũng là biện pháp được nhiều mẹ sử dụng. Mẹ sử dụng 3 ngón tay giữa để không tạo áp lực quá lớn lên bụng con, chụm 3 ngón tay này lại và đặt lên vùng bụng xung quanh rốn của bé. Sau đó sử dụng lực ấn vừa phải và chuyển động tròn xung quanh rốn. Mỗi lần massage thực hiện trong khoảng 3 phút.
Động tác này giúp giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu một cách hiệu quả bởi lúc đó thức ăn sẽ mềm ra và chuyển động xuống dưới hậu môn để được đào thải ra ngoài.
Lưu ý: trong một số trường hợp, nếu việc phòng táo bón ở trẻ em trên không hiệu quả với bé nhà bạn thì bạn nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời. Vì có thể táo bón chỉ là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nào khác.