4 phút, 11 giây để đọc.

Hoa đu đủ phân bố nhiều ở các vùng nông thôn và là loại cây rất quen thuộc với người dân nơi đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoa đu đủ đực có tác dụng gì và làm được những bài thuốc nào giúp chữa bệnh. Đây là một loại dược liệu quý được ông cha ta dùng để chữa các loại bệnh thông thường từ xa xưa. Tuy có vị đắng nhưng hoa đu đủ có thể dùng làm thuốc trị ho cho trẻ em hoặc làm thành bài thuốc chữa bệnh viêm phổi hay làm món ăn xào với trứng rất ngon. Hoa của cây đu đủ có các đặc điểm sau: đài hoa màu trắng, nhỏ và 5 cánh, nhụy màu vàng, thân dài và thành từng chùm, đặc biệt có mùi thơm.

Giới thiệu về cây đu đủ

Giới thiệu về cây đu đủ

Cây đu đủ có tên khoa học Carica papaya, thuộc họ đu đủ: Cariacease.

Đặc điểm: Thân cây cao, có nhiều tàu lá, có hoa và kết quả; có hai loại là đu đủ đực và đu đủ cái. Khác biệt cơ bản là khi ra hoa và kết quả đu đủ cái nhiều quả hơn, mỗi hoa một quả. Đu đủ đực mỗi chùm hoa có một quả cuối cùng.

Người dân thường dùng làm thức ăn, hoa quả. Quả đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng cao. Các bộ phận của cây có tác dụng chữa bệnh tương tự nhau.

Dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh mạn tính, hay tái diễn; và dễ trở nên nguy hiểm nếu không đáp ứng điều trị hoặc cấp cứu không kịp thời.

Khác với bệnh hen phế quản chỉ là sự co thắt cơ trơn khí phế quản; bệnh COPD là sự tổn thương khó phục hồi và sự méo mó không theo quy luật của khí và phế quản (chủ yếu ở phế quản).

Bệnh thường hay tái diễn, đặc biệt sau khi lao động nặng hay tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất có khả năng gây kích ứng mạnh.

Phần lớn bệnh nhân COPD đều có tiền sử hút thuốc lá; thuốc lào hoặc hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc do người khác hút).

Triệu chứng thường gặp phải là: Ho, khạc đờm, đờm dính khó khạc; khó thở từ nhẹ đến nặng tùy thuộc giai đoạn bệnh của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo hoặc do biến chứng tâm phế mạn.

Bài thuốc từ hoa đu đủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài thuốc từ hoa đu đủ

Điều trị: Theo nguyên lý y học cổ truyền “cấp trị tiêu mạn trị bản”.

Bộ phận của cây đu đủ dùng chữa bệnh: Hoa, lá, tàu lá, quả, lõi cây, rễ.

Trong bệnh COPD thầy thuốc chú trọng vào hoa (lấy loại đu đủ đực), lá và tàu lá, và lõi trong thân cây.

Theo y học cổ truyền hoa đu đủ có tác dụng phong hóa đàm; chỉ khái tiêu viêm, giảm ho tiêu đàm nhầy trong phế quản.

Bài thuốc chữa COPD có hoa đu dủ:

Bài 1: Thuốc nam hoa đu đủ đực 30g, hạt tía tô 20g; vỏ quả chanh 1 cái, bông mã đề 20g. Đun nước uống trong ngày.

Bài 2: Tô tử giáng khí thang gia giảm.

Tô tử 8g, trần bì 6g, trầm hương 4g, đương quy 8g, tiền hồ 12g, bán hạ chế 6g, hậu phác 8g, cam thảo 4g, sinh khương 3g, hoa đu đủ 8g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Song song với việc dùng thuốc người bệnh cần có chế độ ăn kiêng các thức ăn sinh đàm, giảm béo ngọt, kiêng thịt gà, tôm.

Lưu ý sử dụng khi biết hoa đu đủ đực có tác dụng gì

Tuy là loại dược liệu lành tính nhưng các đối tượng sau nên lưu ý khi sử dụng hoa như:

  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ dưới 3 tuổi
  • Người có cơ thể hàn, hay bị lạnh bụng và tiêu chảy
  • Tiền sử dị ứng phấn hoa

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn:

  • Uống nước sắc hoa đu đủ sau bữa ăn để phát huy tác dụng tốt nhất
  • Không dùng kèm đậu xanh, rau muống, cà pháo, măng chua, bia, rượu, thuốc lá…
  • Không dùng quá nhiều hoa đu đủ đực để tránh gây các tác dụng không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…

Hoa đu đủ đực là loại dược tính có giá trị cao không chỉ được sử dụng như một bài thuốc Đông y; mà còn có khẩu vị vừa miệng trong món ăn hằng ngày. Hy vọng qua bài viết này; bạn sẽ có thể tận dụng ưu điểm của hoa để nâng cao sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *