Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là một loại bệnh lý khá thường gặp. Mỗi năm có đến hàng trăm nghìn bệnh nhi đến các bệnh viện đều được chẩn đoán là mắc tiêu chảy cấp. Nguyên nhân đó là vì trong giai đoạn còn nhỏ nên hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ vẫn chưa tốt như người trưởng thành. Từ đó rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Tiêu chảy cấp tuy không còn xa lạ nhưng tính nguy hiểm của nó cũng rất đáng quan tâm. Vì khi trẻ mắc bệnh sẽ thường xuyên bị mất nước, mệt mỏi. Từ đó khiến cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm cũng kém đi, gây nên suy dinh dưỡng cũng như suy giảm hệ miễn dịch khiến các virus gây bệnh khác tác động đến cơ thể.
Để phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em được tốt nhất thì các bậc phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như những lưu ý về chăm sóc cho trẻ. Cùng yishuso.com tham khảo thông qua bài chia sẻ bên dưới đây nha.
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Tiêu chảy cấp ở trẻ là đi tiêu nhiều lần hơn bình thường và thay đổi tính chất phân – phân lỏng như nước hay đàm máu, kéo dài dưới 14 ngày. Trẻ bú mẹ có thể đi tiêu 5-7 lần/ngày, phân sệt, lợn cợn màu xanh mùi chua, thường ngay sau bữa bú, không phải là bệnh tật gì cả, trẻ không sốt, bú nhiều, chơi đùa vui vẻ.
Trẻ tiêu chảy có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước có thể nặng đưa đến tử vong. Đó là các dấu hiệu vật vả, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đánh thức, mắt trũng, thóp lõm (ở trẻ nhũ nhi), môi khô tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 – 10 lần/ ngày, hoặc hơn. Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu
- Trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 – 2 lần đi tiêu một ngày
- Phân trong tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Bên cạnh đó, vì đây là một hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng,..
- Thông thường, ở trẻ dưới 1 tuổi, tiêu chảy được định nghĩa khi trẻ đi tiêu gấp đôi số lần đi tiêu bình thường. Đối với trẻ trên 1 tuổi, là khi trẻ đi tiêu phân lỏng nước từ 3 lần một ngày trở lên
Nguyên nhân gây nên bệnh lý tiêu chảy cấp ở trẻ
Trẻ bị tiêu chảy cấp khi xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều nước nhiều lần trong ngày (trên 3 lần). Tiêu chảy cấp thường không kéo dài quá 14 ngày. Nhưng tuy nhiên lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và khả năng dinh dưỡng của trẻ.
Do đó, để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp cho bé hiệu quả, cha mẹ cần biết về tác nhân gây bệnh cũng như những nguyên nhân, thói quen sinh hoạt ăn uống khiến trẻ mắc bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị tiêu chảy cấp:
Do bị nhiễm trùng tại đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột của con người vô cùng phong phú với rất nhiều loại vi khuẩn, trong đó có cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, chúng ta sẽ có hệ đường ruột khỏe mạnh. Tuy nhiên ở trẻ em, sức đề kháng đường ruột chưa tốt. Số lượng lợi khuẩn còn hạn chế nên nguy cơ nhiễm trùng ruột gây tiêu chảy cấp cao.
Những vi sinh vật dễ gây tiêu chảy cấp ở trẻ bao gồm:
- Virus: Adenovirus, Norovirus, Rota virus,…
- Vi khuẩn: lỵ trực tràng, tả, E.coli, Shigella,…
- Ký sinh trùng: Amip, Giardia, Cryptosporidium,…
Trẻ bị nhiễm trùng ở ngoài ruột
Nhiễm trùng có thể xảy ra ở cơ quan khác, sau đó tiến triển gây nhiễm trùng vào ruột. Ví dụ như là: nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp, viêm màng não,…
Do một số phản ứng với thuốc
Đôi khi tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ là phản ứng của hệ đường ruột với thuốc điều trị. Thường gặp như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng,…
Trẻ bị dị ứng với thức ăn
Tiêu chảy cấp có thể là phản ứng của đường ruột khi tiếp nhận những thức ăn gây dị ứng như: trứng, tôm, sữa bò, cá,… Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hóa trị hoặc xạ trị, đôi khi là tiếp xúc với tia bức xạ mạnh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu ở trẻ. Trong đó có tiêu chảy cấp.
Do trẻ mắc một số bệnh lý ngoại khoa
Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy cấp do bệnh lý ngoại khoa như: thiếu Vitamin, viêm ruột thừa cấp, lồng ruột, uống kim loại nặng,… Lúc này tình trạng nguy hiểm hơn, cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế điều trị.
Trẻ dưới 2 tuổi thường có tỉ lệ tiêu chảy cấp cao hơn. Bởi trẻ lớn hơn đã có hệ vi sinh đường ruột tương đối phong phú, sức khỏe đường ruột tốt. Vậy nên khả năng kháng bệnh cũng cao hơn. Tiêu chảy cấp có thể nguy hiểm hơn nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc thuốc điều trị, trẻ bị sởi,…
Ngoài ra, thói quen ăn uống, tập quán sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ. Ví dụ như: nước uống bị ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dùng những thức ăn chế biến sống hoặc tái, không rửa tay trước khi ăn, trẻ dùng sữa ngoài sớm sau khi sinh,…
Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Dưới đây là những cách phòng bệnh tiêu chảy cấp cho bé hiệu quả mà cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý thực hiện.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ
Bệnh tiêu chảy cấp do virus rota có thể phòng ngừa chủ động. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Đây là 1 biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Cần đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh
Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng và đường ruột của trẻ sẽ được nhận từ mẹ nhiều lợi khuẩn tốt. Từ đó dần dần trẻ sẽ có được hệ đường ruột khỏe mạnh và cơ thể phát triển tốt do nhận đủ dinh dưỡng. Song vẫn cần lưu ý về nguồn nước và vật dụng ăn uống của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, sát khuẩn tốt.
Với trẻ lớn hơn đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên chú ý lựa chọn nguồn thực phẩm và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:
- Ăn chín, uống sôi. Không sử dụng nước lã hoặc nước đun sôi không được bảo quản tốt
- Dùng thực phẩm tươi an toàn, sạch sẽ. Không dùng thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại hoặc vi sinh vật gây bệnh. Với thực phẩm nấu đồ ăn dặm cho trẻ, cha mẹ nên ưu tiên những thực phẩm an toàn. Đảm bảo xuất xứ rõ ràng và còn thời hạn sử dụng
- Nên chế biến dùng một lần hoặc dùng trong ngày. Không nên lưu trữ thức ăn của trẻ nhiều ngày với điều kiện bảo quản không tốt
- Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và cả bản thân người nấu ăn. Tránh gây nhiễm khuẩn vào thức ăn đã chế biến
- Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo. Hay ăn uống tại nơi đông người ở nơi có dịch tiêu chảy cấp
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt
- Trẻ nhỏ nên được rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên. Nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi chơi đùa
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, nhà cửa, giường chiếu, vật dụng cá nhân của trẻ
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Không tưới phân tươi vào rau trồng, không đi tiêu bừa bãi,…
Đảm bảo nguồn nước sạch, an toàn
Hầu hết dịch tiêu chảy cấp hoặc các vấn đề tiêu hóa cộng đồng xuất phát từ nguồn nước uống và sinh hoạt. Đảm bảo nguồn nước sạch không chỉ giúp phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ. Mà nó còn giúp bảo vệ sức khỏe cả gia đình và cộng đồng.
- Dùng nắp đậy bảo quản nước dự trữ trong gia đình
- Không để lẫn nguồn nước bẩn từ ao, hồ, sông, suối
- Không đồ phân, chất thải, đồ dùng của người bệnh xuống nguồn nước
- Sát khuẩn bằng Cloramin B cho nguồn nước tại vùng đang có dịch tiêu chảy cấp
Nếu thực hiện tốt cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp cho bé như trên. Vậy bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho bé và cả gia đình tốt hơn!