Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh chân tay miệng là nhiễm trùng coxsackievirus A16. Coxsackievirus là một virus thuộc nhóm virus nonovio enterovirus. Các loại enterovirus khác đôi khi cũng gây ra bệnh chân tay miệng. Thức ăn sẽ là nguồn lây nhiễm coxsackievirus chính. Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người bình thường với người bị nhiễm bệnh qua:
- Dịch tiết ra ở mũi hoặc dịch tiết họng khi trò chuyện
- Nước bọt, dịch tiết nước bọt
- Chất lỏng từ mụn nước khi vỡ ra
- Ô nhiễm không khí
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu cho thấy bệnh xuất hiện
- Ban đỏ nổi trên da: Trẻ bị tay chân miệng thường nổi hồng ban có đường kính vài mm trên da sau 1 – 2 ngày phát bệnh. Các nốt ban này sau đó sẽ chuyển thành bọng nước màu xám sẫm hình bầu dục nhưng không gây ngứa, không đau. Chúng tồn tại nhiều nhất ở lòng bàn chân bàn tay, ngón tay, mông
- Miệng bị loét: Nếu ban đỏ xuất hiện ở miệng sẽ sinh ra hiện tượng loét ở trong miệng, vòm miệng và trên lưỡi. Vết loét có đường kính khoảng 4 – 8mm và khiến trẻ cảm thấy khó nuốt, đau đớn
- Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao khi bị tay chân miệng
Dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng
Nếu tay chân miệng có những dấu hiệu trước đây thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay bởi nó cảnh báo bệnh đang chuyển sang giai đoạn trở nặng:
- Sốt cao trên 39 độ C và không thể hạ sốt bằng việc dùng thuốc paracetamol
- Trẻ ngủ li bì, mệt mỏi, quấy khóc, không chơi, dễ bị giật mình
- Tay chân hoặc toàn thân lạnh, đổ mồ hôi
- Thở khò khè, thở rít, lồng ngực rút lõm, thở nông, thở khó
- Chân tay run, đi loạng choạng, ngồi không vững
Tổng hợp 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ bị tay chân miệng
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị tay chân miệng. Do đó cách tốt nhất mà bạn có thể làm khi con yêu mắc phải căn bệnh này là thực hiện chế độ chăm sóc đúng cách. Việc theo dõi con thường xuyên, dùng thuốc giảm đau khi cần là những biện pháp nhằm đảm bảo bé không gặp phải các biến chứng bất thường. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để bé nhanh hồi phục, ít cảm thấy khó chịu, đau đớn do các triệu chứng của bệnh gây ra:
Cần bổ sung ngay trứng
Trứng có chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của bé. Không những vậy, các món ăn được chế biến từ trứng thường mềm nên không khiến bé cảm thấy đau đớn trong quá trình nhai nuốt.
Mách bạn: Bạn có thể chế biến trứng bằng cách chiên, luộc, hấp… và thêm nấm hay một số gia vị phù hợp để có một món ăn thơm ngon cho bé yêu.
Cho bé uống nước dừa khi trẻ bị tay chân miệng
Mất nước là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn nên cho bé uống nước thường xuyên. Ngoài nước lọc, bạn có thể cho bé uống thêm nước dừa bởi đây là một loại thức uống thơm, mát, mùi vị dễ uống, có thể làm dịu các vết loét. Ngoài ra, nước dừa còn cung cấp thêm các chất điện giải rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Mách bạn: Nước dừa tươi có thể uống trực tiếp, ướp lạnh hay pha với tắc và đường… hoặc bất cứ cách chế biến nào khác mà bé yêu thích.
Cháo loãng hoặc súp
Khi bị tay chân miệng, mỗi ngày, bé cần được cung cấp một lượng tinh bột nhất định để có đủ sức khỏe chống lại các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các món ăn như cơm, cháo đặc có thể làm cho bé khó ăn vì gây ra đau đớn khi nhai nuốt. Để giúp bé, bạn có thể cho bé ăn cháo loãng hoặc súp để thay thế.
Mách bạn: Bạn có thể nấu súp kết hợp với các loại thịt, tránh nấu chung với cá hoặc các loại thực phẩm có vị tanh. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng củ, quả thay cho các loại rau. Một số món cháo ngon bạn có thể chế biến cho bé như cháo lươn đậu xanh giúp giải độc, cháo sườn bí đỏ, cháo tôm rau ngót, cháo khoai tây thịt, cháo gà hạt sen, cháo cà rốt cá hồi…